Đạo văn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đạo văn

Vì Công lý và Tri thức chân chính
 
Trang Ý kiến - Bình luậnPortalTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL

Go down 
+9
crowdy
joshty
cuulong
contavoinongnan
tidus
Givenchy_game
thucnuVTV
lodehat
tranquang
13 posters
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
tranquang
Admin
tranquang


Tổng số bài gửi : 4
Age : 52
Registration date : 12/11/2007

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeTue Nov 13, 2007 8:37 pm

Đã đăng báo Thể thao & Văn hóa số 145, ra ngày 5.12.2996 - Bản gốc
PGS TS Nguyễn Chí Bền tiếp tục “đạo văn”?
Nguyễn Hoà
Quãng 10 năm trước, trên báo Thể thao & Văn hoá, tôi đã một lần “gặp gỡ” tên tuổi của ông Nguyễn Chí Bền trong danh sách tác giả của một cuốn sách “đạo văn” có tên gọi là Cơ sở văn hoá Việt Nam, và hôm nay, tôi lại gặp ông trong một tình huống éo le khác...!

Cầm trên tay cuốn sách dày 1.018 trang của PGS TS Nguyễn Chí Bền có nhan đề Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam do NXB Khoa học xã hội phát hành năm 2006, ít nhiều tôi cũng thấy vì nể và tự hỏi để viết một cuốn sách như thế, tác giả đã phải lao tâm khổ tứ đến mức nào? Nhưng đọc rồi tôi lại thấy phần lớn những “nghiên cứu” của ông không có gì mới mẻ, thêm vào đó, cái “sự vụ” Nguyễn Chí Bền từng có tên trong danh sách tác giả của cuốn sách Cơ sở văn hoá Việt Nam “đạo văn” vô tội vạ và vẫn ngang nhiên tái bản nhiều lần trong cả chục năm nay để làm giáo trình bộ môn cho sinh viên các trường đại học lại càng làm cho tôi đọc cuốn sách của Nguyễn Chí Bền với tâm thế nghi ngờ. Và rồi sự nghi ngờ ấy xem ra là có cơ sở, đơn cử bài tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, từ trang 927 đến trang 942 của cuốn sách, vì bài viết này làm tôi nhớ tới một tài liệu nghiên cứu của GS TS Tô Ngọc Thanh.

Chẳng là mấy năm trước, do muốn tìm hiểu tại sao không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của văn hoá nhân loại, tôi đã đọc bản hồ sơ không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên gồm 25 trang do GS TS Tô Ngọc Thanh viết. Đọc hồ sơ này, tôi càng khẳng định đúng là “danh bất hư truyền” khi trong giới nghiên cứu văn hoá coi GS TS Tô Ngọc Thanh là một chuyên gia hàng đầu về văn hoá dân gian Tây Nguyên, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Điều đó là chính xác, các cơ quan hữu trách đã chọn đúng người, đúng việc để làm nên bản hồ sơ này, vì nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên mà không có kiến thức về văn hoá dân gian Tây Nguyên, không am hiểu về âm nhạc Tây Nguyên thì nghiên cứu cũng như không, và tôi tin đây cũng là các phẩm chất nằm ngoài khả năng nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Chí Bền. Vậy mà oái oăm thay, nhiều nội dung quan trọng của bản hồ sơ lại xuất hiện trong tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên của PGS TS Nguyễn Chí Bền sau khi đã được ông mông má, lắp ghép, tu sửa khá tinh vi. Do tiểu luận nghiên cứu nói trên có quá nhiều đoạn mông má, lắp ghép, tu sửa từ văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh nên ở đây tôi chỉ xin giới thiệu vài đoạn:

1a. PGS TS Nguyễn Chí Bền viết: “Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với cái tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: gõ, gò theo hình vảy tê tê và gõ gò theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm là một phát hiện vật lý đúng đắn, mặc dầu trình độ phát triển xã hội xưa của người Tây Nguyên chưa biết đến vật lý học” (Sđd, tr.929).

1b. GS TS Tô Ngọc Thanh viết: “Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với cái tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm là một phát hiện vật lý đúng đắn, mặc dầu trình độ phát triển xã hội xưa của người Tây Nguyên chưa biết đến vật lý học” (Tlđd, tr.Cool.

2a. PGS TS Nguyễn Chí Bền viết: “Người nghệ nhân Tây Nguyên đánh chiêng theo hai cách chính; dùng nắm tay đấm hay dùng dùi gõ vào chiêng. Với cồng núm nắm tay chỉ đấm vào núm mới có tiếng trong, vang. Nhưng với chiêng bằng thì nắm đấm luôn phải đấm vào một điểm giữa tâm và vành ngoài của mặt phải chiêng. Có ba loại dùi: cứng, mềm và bọc vải hoặc da. Dùi bọc vải thường dùng cho cồng núm tạo ra một âm thành tròn, mềm. Dùi cứng và dùi gỗ mềm không bọc vải thường dùng cho chiêng bằng, gõ vào tâm mặt trong của chiêng. Tùy từng tộc người và tùy theo yêu cầu nghệ thuật của bài chiêng mà người ta dùng bàn tay xoa vào, đặt vào mặt trong của chiêng bằng, hoặc dùng các ngón tay chặn trên vành ngoài của chiêng. Cũng có nghệ nhân dùng cùi tay chặn vào mặt chiêng bằng. Các cách ngắt chiêng khác nhau đã cho những sắc thái âm thanh phong phú, làm tăng thêm sức diễn cảm và vẻ độc đáo của bài nhạc chiêng. Cồng chiêng là nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thể, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng cho nó. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng. Chẳng hạn, người ngành Aráp dân tộc Gia Rai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài chiêng cho các lễ sau đây: đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, bỏ mả, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt. Ngoài ra cũng còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khỏe, v.v...

Các bài chiêng cũng đã đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng huống tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ. Chẳng hạn chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn. Chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi. Chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã, v.v...” (Sđd, tr.931 - tr.932).

2b. GS TS Tô Ngọc Thanh viết: “Người nhạc công Tây Nguyên đánh chiêng theo hai cách chính; dùng nắm tay đấm hay dùng dùi gõ vào chiêng. Với cồng núm nắm tay chỉ đấm vào núm mới có tiếng trong, vang. Nhưng với chiêng bằng thì nắm đấm luôn phải đấm vào một điểm giữa tâm và vành ngoài của mặt phải chiêng. Có ba loại dùi: cứng, mềm và bọc vải hoặc da. Dùi bọc vải thường dùng cho cồng núm tạo ra một âm thành tròn, mềm. Dùi cứng và dùi gỗ mềm không bọc vải thường dùng cho chiêng bằng, gõ vào tâm mặt trong của chiêng. Tuy nhiên trong quá trình hòa tấu mỗi tiếng chiêng vang lên xong lại phải được ngắt đi. Nếu không thì các bồi âm của chiêng đó sẽ làm nhiễu các âm của các chiêng tiếp theo. Tùy từng tộc người và tùy theo yêu cầu nghệ thuật của bài chiêng mà người ta dùng bàn tay xoa vào, đặt vào mặt trong của chiêng bằng, hoặc dùng các ngón tay chặn trên vành ngoài của chiêng. Cũng có nghệ nhân dùng cùi tay chặn vào mặt chiêng bằng. Ngắt tiếng ở cồng núm khó hơn vì cồng núm có hệ bồi âm lớn và độ lan truyền dài hơn. Nhạc công phải tỳ đùi hay lấy tay bịt trực tiếp vào đỉnh núm hay chân núm mới được. Các cách ngắt chiêng khác nhau đã cho những sắc thái âm thanh phong phú, làm tăng thêm sức diễn cảm và vẻ độc đáo của bài nhạc chiêng.

Là nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thể, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng cho nó. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng. Chẳng hạn, người Gia Rai Arap ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài chiêng cho các lễ sau đây: Đâm trâu - Bỏ mả - Mừng nhà rông mới - Mừng chiến thắng - Khóc người chết trong tang lễ - Lễ xuống giống - Lễ cầu an cho lúa - Mùa gặt. Ngoài ra cũng còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khỏe v.v...

Các bài chiêng cũng đã đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng huống tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ. Chẳng hạn chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn. Chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi. Chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã v.v...” (Tlđd, tr.10 - tr.11)...

Quá kinh ngạc về các kỹ xảo của PGS TS Nguyễn Chí Bền, tôi đã liên lạc với GS TS Tô Ngọc Thanh, được ông xác nhận ông đích thực là chủ sở hữu của văn bản này và tôi đã nhanh chóng có trong tay bản gốc được soạn thảo trên máy vi tính. Như vậy ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Một là sau khi công bố, văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh đã trở thành sản phẩm “văn hoá dân gian” nên ông Nguyễn Chí Bền có thể “khai thác” tuỳ ý? Hai là ông Nguyễn Chí Bền đã “đạo văn” từ văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh, mà sự can thiệp theo lối mông má, tu sửa, lắp ghép một cách có ý thức của ông đã cho phép tôi đặt ra câu hỏi thứ hai này. Dẫu sao thì theo tôi, PGS TS Nguyễn Chí Bền vẫn cần thiết đưa tên ông ra khỏi vai trò tác giả của bài tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, bởi lẽ đa số tri thức có tính cách “nghiên cứu” trong tiểu luận này không phải là tài sản của riêng ông. Viết đến đây, tôi lại thấy khôi hài khi nhớ tới phần Lời thưa trước của cuốn sách Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam, ông Nguyễn Chí Bền viết rằng: “Cuốn sách sẽ góp thêm một tiếng nói nhỏ nhoi vào sự nghiệp nghiên cứu văn hoá dân gian vốn đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, để làm rõ thêm một số vấn đề của văn hoá dân gian hiện nay”, vì cứ như các nghiên cứu trong tiểu luận tôi đã đề cập thì ông chỉ góp phần “làm mờ ảo thêm” chứ làm sao “làm rõ thêm một số vấn đề của văn hoá dân gian hiện nay” được!

NH - 12.2006

Hình như cha này làm viện trưởng viện phó gì ấy?

(Bài đã đăng trên diễn đàn "Ô hô, lại có bác đạo văn!" tại TTVNOL)


Được sửa bởi tranquang ngày Fri Feb 22, 2008 10:37 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://daovan.forumvi.com
tranquang
Admin
tranquang


Tổng số bài gửi : 4
Age : 52
Registration date : 12/11/2007

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Thật là chua chát cho ông viện trưởng   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeWed Nov 14, 2007 12:33 am

Tôi vào Google gõ từ khóa "Nguyễn Chí Bền" để tìm thì thấy người ta nhắc đến ông này chỉ toàn chuyện đạo văn. Chắc chưa có nước nào lại có Viện "Văn hóa" - Thông tin có ông viện trưởng như vậy.
Thường là Viện trưởng nổi tiếng bằng những bài báo đăng trên các tạp chí khoa học tiếng tăm. Giả sử 1 học giả nước ngoài nhận được name card của ông này mà vào Google để tìm thì sẽ ra sao nhỉ?
Về Đầu Trang Go down
https://daovan.forumvi.com
lodehat




Tổng số bài gửi : 5
Registration date : 15/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeTue Jan 15, 2008 12:18 pm

Admin đã viết:
Tôi vào Google gõ từ khóa "Nguyễn Chí Bền" để tìm thì thấy người ta nhắc đến ông này chỉ toàn chuyện đạo văn. Chắc chưa có nước nào lại có Viện "Văn hóa" - Thông tin có ông viện trưởng như vậy.
Thường là Viện trưởng nổi tiếng bằng những bài báo đăng trên các tạp chí khoa học tiếng tăm. Giả sử 1 học giả nước ngoài nhận được name card của ông này mà vào Google để tìm thì sẽ ra sao nhỉ?
Hế hế hế! Lão xin lỗi vì mải rượu thịt chó hơi bị lâu, bi giờ mới gia nhập Lương Sơn Bạc của đại hiệp. Anh em sẽ dần dần về tụ nghĩa dưới ngọn cờ thế thiên hành đạo, xin có lời cảm tạ đại hiệp trước khi chính thức post bài. Mỗ sẽ góp một tay tặng cho thằng ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền 200 thuyền trượng. Trước tiên phải bêu cái mặt thằng cha vô liêm xỉ này lên đây cái đã. Hế hế hế!!!!!!!!!!bounce bounce bounce Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2127840703_4c25efb3ff
Về Đầu Trang Go down
thucnuVTV




Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 18/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeFri Jan 18, 2008 10:15 am

Bài thứ hai lột trần thói ăn cắp nghiên cứu khoa học của ông đạo tặc Nguyễn Chí Bền -Viện trưởng Viện Văn hóa- Thông tin, 32 Hào Nam, Hà Nội. Bài đã đăng trên Tạp chí Tia sáng.

http://huynh.thegioiblog.com/news?id=1654

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Resized_03d7cb42d8


Có đạo văn hay không?


10:07:48 21/06/2007

Trước dư luận trong giới KHXH gần đây cho rằng trong các công trình bài báo viết về nghệ thuật cồng chiêng, PGS. TS Nguyễn Chí Bền đã “đạo văn” của GS.TS Tô Ngọc Thanh, chúng tôi tìm đọc cuốn sách Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam (2006) của ông Nguyễn Chí Bền xem thực hư ra sao và thấy một số đoạn trong cuốn sách này tương tự với nghiên cứu các tác giả khác. Xin tạm nêu như sau:

1. Thực chất đây là cuốn sách đăng lại gần như toàn bộ cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam - Những phác thảo của ông Bền, do NXB Văn hóa - Thông tin ấn hành năm 2003 (đăng lại bài từ các tạp chí, các hội nghị khoa học). Ở đây, một cuốn sách như “hóa phép” thành hai: cuốn năm 2006 gồm 45 bài, lấy nguyên vẹn 36 bài của cuốn sách xuất bản năm 2003, bỏ một bài (Tản mạn về việc bảo tồn kho tàng văn hóa phi vật thể), lấy thêm 9 bài gọi là mới, hình thành một tác phẩm khoa học với cái tên hoàn toàn mới là Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam. 9 tiểu luận này lại đã công bố, không hề có một bài nào mới thực sự, có nhiều bài đã đăng đến 2 lần. Thậm chí ngay Lời thưa trước ở đầu sách cũng lặp lại gần như nguyên si, chỉ thay thời gian và con số, như 2 chị em sinh đôi vậy!
2. Tại cuốn sách này, bên cạnh các tri thức về nghệ thuật cồng chiêng, giới chuyên môn cũng nhận ra ông Bền còn “thuổng thêm” của GS.TS Tô Ngọc Thanh rất nhiều, có thể lấy ví dụ từ tiểu luận Phác thảo văn học dân gian Gia Lai, ông Bền đã "cầm nhầm" một cách khéo léo như sau:
*Nguyễn Chí Bền


Người Ba Na có hát ru, một thể loại dân ca mang tính chất chung của các thể loại hát ru: giai điệu mềm mại, bình ổn, tốc độ vừa phải hay chậm, nhịp điệu đơn giản. Thông thường hát ru gồm hai câu nhạc ứng với hai câu lời ca.
Đồng thời, dân ca Ba Na còn có avơng (hát giao duyên). Nó thường được sinh hoạt dưới dạng hát đối đáp trai gái. Theo các nghệ nhân có nhiều làn điệu cho thể loại dân ca này. Làn điệu chính có tên là avơng, còn có làn điệu khác như bum sơtang, đjor, sơđri, hơri, brơng, inh rinh.
Cuối cùng hai tộc người này đều có đồng dao. Giống như ở nhiều dân tộc ít người khác trong các pơlei Ba Na, hát đồng dao vẫn được các em nhỏ sử dụng hàng ngày. Đồng dao cũng là một kết hợp thể của âm nhạc và các trò chơi. Lời ca là những câu vần vè chứa 3,4,5 âm tiết.
*Tô Ngọc Thanh (Fônclo Bâhnar, Sở VHTT Gia Lai- Kon Tum, 1988, tr 204-205)
1/ Úm kon (Hát ru): mang tính chất chung của các thể loại hát ru: giai điệu mềm mại, bình ổn, tốc độ vừa phải hay chậm, nhịp điệu đơn giản. Thông thường hát ru gồm hai câu nhạc ứng với hai câu lời ca...
2/Tơ pun Tơpan (Đồng dao): Giống như ở nhiều dân tộc ít người khác trong các pơlei Bâhnar, hát Đồng dao vẫn được các em nhỏ sử dụng hàng ngày. Đồng dao cũng là một kết hợp thể của âm nhạc và các trò chơi. Lời ca là những câu vần vè chứa 3,4,5 âm tiết...


3/Avơng (Hát Giao duyên): Hát Giao duyên thường được sinh hoạt dưới dạng hát đối đáp trai gái. Theo các nghệ nhân có nhiều làn điệu cho thể loại dân ca này. Làn điệu chính có tên là AVơng, còn có làn điệu khác như Bum Sơtang, Đjor, SơĐri, HơRi Brơng, InhRinh.

*Nguyễn Chí Bền viết về Hát kể trường ca như sau:

Với người Ba Na, từ này chỉ một thể loại bao gồm nhiều yếu tố: văn, thơ, diễn xuất thông qua phương thức hát kể.

Làn điệu hát kể này mang tính chất ngâm vịnh. Làn điệu hát kể mang nhiều yếu tố trữ tình và bản sắc cảm thụ riêng của người hát kể. Những yếu tố này đậm nhạt, nhiều ít tùy theo từng người hát kể và tùy theo trạng huống tâm sinh lý nghệ thuật của họ trong những lần kể, những không khí buổi kể khác nhau.

Môi trường diễn xướng của h’ri/ hơamon, có thể là nhà rông, hay ở một gia đình nào đó, hoặc chính nhà nghệ nhân. Các khán giả - cư dân của plei đến tham dự ngồi bên ngoài. Họ đốt các đống lửa bao quanh căn nhà.
*Tô Ngọc Thanh (Fônclo Bâhnar, Sở VHTT Gia Lai - Kon Tum, 1988, tr 205 và 250)


… Hơ Amon (Hát kể “trường ca”)Hơ Amon mà ta thường gọi là “trường ca” là một một thể loại bao gồm nhiều yếu tố: văn, thơ, diễn xuất. Trong chương Năm của công trình này, chúng tôi sẽ có chuyên mục về Hơ Amon. ở đây chỉ xin nói đôi chút về làn điệu hát kể.

Làn điệu hát kể này mang tính chất ngâm vịnh (récitatif). Làn âm bao giờ cũng bắt đầu từ âm cao nhất, chuyển dần từng bậc theo hướng đi xuống...
Làn điệu hát kể “trường ca” mang nhiều yếu tố trữ tình và bản sắc cảm thụ riêng của người hát kể. Những yếu tố này đậm nhạt, nhiều ít tùy theo từng người hát kể và tùy theo trạng huống tâm sinh lý nghệ thuật của họ trong những lần kể, những không khí buổi kể khác nhau.


… Hát kể Hơ Amon có thể làm ở nhà rông, hay ở một nhà nào đó, hoặc chính nhà nghệ nhân vào ban đêm. Nhân dân đến tham dự phần lớn ngồi ở bên ngoài. Họ đốt nhiều đống lửa bao quanh căn nhà và làm thành những nhóm người ngồi im lặng, vừa rít tẩu thuốc vừa nghe.

Năm 1981, tác giả Nông Quốc Thắng trong Báo cáo kết quả sưu tầm văn học dân gian ở xã Ya Tul, huyện Ayun Pa - Gia Lai - Kon Tum có bàn về nhiều vấn đề văn học nghệ thuật Gia Rai. Có được tài liệu này, PGS Bền đã “đưa” hầu hết vào tiểu luận Phác thảo văn học dân gian Gia Lai trong cuốn sách của mình. Vì ông Bền “cầm nhầm” nguyên văn với dung lượng rất lớn, có đoạn lên tới vài trang liền nên ở đây, chỉ nêu một ví dụ nhỏ:

*Nguyễn Chí Bền

Trước hết là lời nói vần, nó chưa phải là hát nhưng cũng đã có nhịp điệu khi xướng lên, nó là một chuỗi lời nói, được móc xích với nhau bằng vần điệu. Trong những lời nói vần này có thể kể đến các loại: rlu Yang (cúng thần, khấn thần) hay kã tơ pai (gọi người chết lên uống rượu) hoặc Hoa pơ xát (gọi người chết lên ăn). Đây là những xâu chuỗi lời nói dùng để khấn cầu thần linh hoặc hồn người chết, mục đích là khấn nguyện, thông đạt giữa người và thần, giữa người và hồn. Những loại này thường dùng khi cưới xin, cầu chúc sức khỏe, cúng ở nhà mồ. Đây là loại lời nói vần mang tính chất tín ngưỡng, ngôn ngữ thường ổn định, vần điệu cố định. Thế nhưng so với những loại phù chú hoặc lời khấn của các thầy phù thủy người Kinh thì loại riu Yang này gần gũi hơn với lời nói hàng ngày: dễ hiểu, mộc mạc, chứ không bí hiểm và chưa bị thần thánh hóa ở mức độ cao.
*Nông Quốc Thắng (Giữ gìn, phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, Ty Văn hóa và Thông tin Gia Lai- Kon Tum, 1981)
Trước hết, trong dân gian có tồn tại một loại lối nói vần, nó chưa phải là hát nhưng cũng đã có nhịp điệu khi xướng lên, nó là một chuỗi lời nói được móc xích với nhau bằng vần điệu. Trong những lời nói vần này có thể kể đến các loại: Riu Yang (cúng thần, khấn thần) hay Ká tơ pai (gọi người chết lên uống rượu) hoặc Hoa pơ xát (gọi người chết lên ăn). Đây là những xâu chuỗi lời nói dùng để khấn cầu thần linh hoặc hồn người chết, mục đích là khấn nguyện, thông đạt giữa người và thần, giữa người và hồn. Những loại này thường dùng khi cưới xin, cầu chúc sức khỏe, cúng ở nhà mồ. Đây là loại lời nói vần mang tính chất tín ngưỡng, ngôn ngữ thường ổn định, vần điệu cố định. Thế nhưng so với những loại phù chú hoặc lời khấn của các thầy phù thủy người Kinh thì loại Riu Yang này gần gũi hơn với lời nói hàng ngày: dễ hiểu, mộc mạc, chứ không bí hiểm và chưa bị thần thánh hóa ở mức độ cao.


3. Tác giả Tô Ngọc Thanh bàn về các giá trị văn hóa nghệ thuật của tộc người Ba Na, còn tác giả Nông Quốc Thắng lại bàn về tộc người Gia Rai. Vậy mà khi thuổng của hai tác giả nêu trên, PGS Bền đã cố tình gán ghép các giá trị của 2 tộc người Ba Na và Gia Rai làm một, kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Ví dụ: Trong đoạn coppy của tác giả Nông Quốc Thắng, ông Bền thêm chữ Ba Na vào trong đoạn viết về Gia Rai: “Ngoài ra, người Gia Rai, Ba Na còn một loại lời nói vần mang tính chất nghi lễ nữa, đó là loại phát k'đi (lời hát vè) (luật tục)”. Ngược lại, trong đoạn viết về đồng dao Ba Na (copy của Tô Ngọc Thanh), ông Bền đã ghép ngay với đoạn copy của Nông Quốc Thắng (vốn viết về đồng dao Gia Rai). Đương nhiên, bài đồng dao minh họa sau đó (vốn của người Gia Rai) sẽ “bị hiểu” là của người Ba Na!

Hy vọng mấy dẫn chứng kể trên góp phần trả lời cho câu hỏi: Có thực là PGS.TS Nguyễn Chí Bền đạo văn hay không?

Nhất Nguyên
Về Đầu Trang Go down
thucnuVTV




Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 18/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeFri Jan 18, 2008 10:34 am

Trước dư luận xã hội đã quá rõ ràng về tội đạo tặc khoa học, không thể viết bài thanh minh phản hồi hay đâm đơn kiện các tác giả đã vạch mặt mình, ông Nguyễn Chí Bền đã chơi trò đánh lận con đen, lấy các nghiên cứu sinh của Viện Văn hóa- Thông tin ra làm lá chắn. Dưới áp lực của Chủ nhiệm cơ sở đào tạo tiến sĩ- Nguyễn Chí Bền, bà Văn Thị Minh Hương (Giám đốc Nhạc viện tp Hồ Chí Minh) cùng 18 nghiên cứu sinh khác của Viện Văn hóa- Thông tin đã “tình nguyện” viết thư gửi các ngài Bộ trưởng và báo chí để thanh minh cho ông Bền một cách nhăng nhố. Có thể hiểu được chuyện bi hài này, bởi họ còn “dưới trướng” của thầy Bền Viện trưởng cho đến khi mãn khóa đào tạo TS. Nhưng chính cách dùng “bình phong, lá chắn” này lại càng làm câu chuyện trở nên hết sức lố bịch. Bởi mọi bằng chứng khoa học văn bản đều chống lại kẻ đạo tặc Nguyễn Chí Bền, dù hắn có lợi dụng chức quyền để ép buộc các nghiên cứu sinh kia như thế nào. Hơn thế nữa, cái cơ sở đào tạo TS của cả nước- Viện Văn hóa –Thông tin cũng đã lòi ra sự thật về VẤN NẠN NHÂN CÁCH KHOA HỌC của các ông bà TS tương lai của nước nhà. Họ sẵn sàng vì “sự an nguy” của tấm bằng TS (sợ ông Bền) mà đem lòng làm điều dối trá, đi ngược lại lợi ích khoa học. Dưới đây là 2 lá thư đó:

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Thubenhdaovan1copy

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Thubenhdaovan2copy



Thư ngỏ của những NCS Viện Văn hóa - Thông tin

đường link đến báo Giáo dục và Thời đại

LTS: Vừa qua Ban Biên tập có nhận được lá đơn của tập thể gồm 18 đồng chí nghiên cứu sinh của Viện văn hoá - thông tin, trao đổi về nội dung 2 bài báo của tác giả Minh Thi. Để tiện việc định hướng dư luận và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn sự việc ở viện VHTT, chúng tôi xin giới thiệu phần cơ bản của nội dung và lá đơn này.



Chúng tôi là những nghiên cứu sinh tiến sĩ của Viện Văn hoá - Thông tin (Bộ Văn hoá - Thông tin) viết thư này kính đề nghị một việc như sau.

Báo Lao Động ra ngày 2/4/2007 và ngày 16/4/2007 có đăng tải 02 bài của tác giả Minh Thi với nội dung hồ nghi tư cách khoa học và sự lương thiện tri thức của PGS.TS. Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hoá - Thông tin. Những thông tin trên 02 bài báo này không chỉ làm ảnh hưởng tới danh dự người thầy, nhà khoa học mà cũng gây ra sự phản cảm, bất bình trong tập thể Nghiên cứu sinh đã và đang tham gia học tập tại cơ sở đào tạo Sau đại học Viện Văn hoá - Thông tin. Anh chị em nghiên cứu sinh đều là những cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn tại các trường Đại học, công tác tại các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin. Trước các thông tin trên, chúng tôi rất bức xúc, tâm lý không ổn định, tác động không tốt đến việc học tập và nghiên cứu khoa học của chúng tôi tại cơ sở đào tạo của Viện Văn hoá Thông tin.

Suốt thời gian học tập tại cơ sở đào tạo Sau đại học Viện Văn hoá - Thông tin, chúng tôi nhận thấy rằng PGS.TS. Nguyễn Chí Bền là một nhân cách đáng nể trọng. Thầy đã thực hiện nhiệm vụ phụ trách một cơ sở đào tạo gồm các nhà nghiên cứu văn hoá nghệ thuật có trình độ cao với một tâm thế nhiệt huyết, trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo các cán bộ có trình độ học vấn cao cho ngành văn hoá thông tin và tinh thần cống hiến cho sự nghiệp của ngành. Với uy tín về chuyên môn, năng lực về quản lý, hết lòng với công việc đào tạo của Viện, PGS Viện trưởng rất chú trọng đến việc mời những giáo sư đầu ngành, các nhà khoa học tâm huyết trong nước và nước ngoài tham gia công tác giảng dạy cũng như tham gia công việc hướng dẫn khoa học cho NCS. Mọi khoá Nghiên cứu sinh đều nhận thấy rõ tâm huyết nghề nghiệp, sự rành mạch, nghiêm túc và thiện lương khoa học của PGS.TS. Nguyễn Chí Bền. Thầy đã thu hút và thuyết phục khối Nghiên cứu sinh bằng những bài giảng sinh động, cập nhật thông tin, tư duy mạch lạc, khái quát vấn đề cao và bằng chính nhân cách sư phạm của một người thầy. Khi tìm hiểu những nghi vấn khoa học về PGS.TS. Nguyễn Chí Bền trong 02 bài báo của tác giả Minh Thi tập thể Nghiên cứu sinh thấy rằng những thông tin trong đó không chính xác, thiếu cơ sở khoa học, chưa nghiên cứu hết tư liệu đã vội vàng kết luận làm ảnh hưởng đến uy tín của một người thầy, làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ sở đào tạo Sau đại học và bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng tới uy tín một di sản văn hoá của đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận.

Như vậy theo ý kiến của tập thể Nghiên cứu sinh, PGS.TS. Nguyễn Chí Bền đã bị hàm oan. Những thông tin trên báo Lao Động là những thông tin một chiều, chưa chính xác. Chúng tôi tin ở Quý Báo, một cơ quan ngôn luận của ngành giáo dục và đào tạo sẽ có những chính kiến để bảo vệ nhân cách một người thầy, một nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, nhằm trả lại sự khách quan khoa học, uy tín cho một người thầy, uy tín của cơ sở đào tạo sau đại học và giúp nghiên cứu sinh ổn định về mặt tâm lý để học tập và nghiên cứu đạt kết quả tốt.



Kính thư.

Chúng tôi những cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn đồng ký tên.
Về Đầu Trang Go down
lodehat




Tổng số bài gửi : 5
Registration date : 15/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeThu Jan 24, 2008 5:33 am

Các cụ ta ngày xưa có câu "Cháy nhà ra mặt chuột"! Càng ngày BỘ MẶT THẬT của PGS.TS.NGƯT Nguyễn Chí Bền càng được phơi bày trần trụi trước công luận! Dưới đây là những phát hiện mới của tác giả Mai Nguyên, đăng trên viet-studies, đã được chủ nhân trang Web Trần Hữu Dũng thưởng cho 1 lá cờ đỏ với hàm ý khen bài viết rất đắt!

Té ra cả "kho tàng tri thức" của ông Viện trưởng Viện Văn hóa- Thông tin chỉ có cơ bản 45 bài báo và tiểu luận (trong đó có nhiều tác phẩm đã bị bắt quả tang đạo văn, xao chép). Rồi chúng được in đi in lại rất nhiều lần. Man trá hơn, chúng còn được ông Bền tráo đi tráo lại theo nhiều cách khác nhau để "hóa phép" thành rất nhiều... "đầu sách". Ô hô, tha hồ tính điểm nhé!!!



http://www.viet-studies.info/MaiNguyen_VeMotKieuCongBo.htm



VỀ MỘT KIỂU CÔNG BỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC



Mai Nguyên



Gần đây, trên các diễn đàn thông tin đại chúng như báo Lao động, Thể thao & Văn hóa, Người lao động, Người đại biểu nhân dân, Pháp luật Việt Nam, Sài Gòn giải phóng Thứ bảy... đã đăng hàng loạt bài về ông PGS TS Nguyễn Chí Bền (Viện trưởng Viện Văn hóa - Thông tin) xung quanh những sự việc đại loại như: vấn đề đạo văn, những khuất tất trong việc quản lý khoa học, hồ sơ về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trù dập cán bộ... Và phải nói thêm rằng ngay cả trong việc công bố công trình nghiên cứu khoa học của mình, vị Phó Giáo sư này cũng là một điển hình... vô tiền khoáng hậu!

Một bài báo khoa thông thường chỉ được đăng tải trên một tạp chí chuyên ngành, đằng này, ông Nguyễn Chí Bền lại đem bài đi đăng hết tạp chí này đến tạp chí khác. Ví như bài Làng Việt Nam Bộ và văn hóa dân gian của người Việt trên đồng bằng sông Cửu Long đã in trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2-1991), bốn năm sau lại thấy xuất hiện trên Vietnamese Studies (số 3-1995). Bài Nguồn truyện dân gian Nam Bộ về cọp có mặt trên tạp chí Văn hóa dân gian (số 1-1994), thì sau đó lại tái xuất hiện trên tạp chí Xưa & Nay (số 47B-1/1998) cũng với bút danh Nguyễn Phương Thảo. Tương tự, bài Biến thiên của một truyền thuyết được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (số 5-1993) từ thời ông Bền còn làm biên tập viên văn hoá dân gian tại đây, khoảng vài năm sau cũng chính bài đó lại được “tái bản” trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2-1999) - một tạp chí không ở đâu xa mà ở ngay trên đất Hà Nội. Không thể công bố 2 lần cùng một bài viết trên các tạp chí quốc gia, đó là điều sơ đẳng mà không một nhà nghiên cứu nào không biết, lại càng khó chấp nhận hơn khi ông Bền đã từng là biên tập viên của một cơ quan ngôn luận thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin!

Trong các hội thảo khoa học, việc công bố công trình nghiên cứu mới là yêu cầu tối thượng, bởi khoa học là khám phá cái mới, đính chính cái sai, bổ sung cái thiếu. Thế nhưng, ông Nguyễn Chí Bền vẫn liên tục cho tái bản các tham luận, bài viết của mình, mà không chỉ một lần duy nhất. Trong hội thảo “50 năm sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến văn hóa, văn nghệ dân gian” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11-1995, PTS Nguyễn Chí Bền có bài Nhìn lại tiến trình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ. Hai năm sau đó, trong hai ngày 18-19/3/1997, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) tại hội thảo “Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Bộ” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao tỉnh Đồng Nai tổ chức thì lại cũng thấy bài viết đó được chính ông Bền mang đến tham dự! Bài Tục thờ mẫu với người Việt ở Nam Bộ vốn là bài tham luận của Nguyễn Chí Bền trong hội thảo về Đạo mẫu tổ chức ở Hà Nội năm 1996, khoảng 6 năm sau, trong hội thảo về múa bóng rỗi tổ chức ở tỉnh Tiền Giang, vẫn tham luận đó tiếp tục được trình bày. Bài viết Những hằng số của văn hóa người Việt Nam Bộ in trên tạp chí Nguồn sáng dân gian (số 4-2003) sau đó được ông Bền xài lại trong hội thảo “Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức ngày 5-12-2003 tại Trường Đại học Cần Thơ (cuốn kỷ yếu này được xuất bản tháng 3-2004). Bài Văn hóa nghệ thuật miền Trung, suy nghĩ về định hướng nghiên cứu là tham luận của ông Nguyễn Chí Bền tại hội thảo “Văn hóa nghệ thuật miền Trung vấn đề định hướng nghiên cứu” do Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Bình tổ chức trong hai ngày 24-25/2/2000 tại thị xã Đồng Hới (Quảng Bình). Hai tháng sau, chính bài này lại được in trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 4-2000). Chưa hết, tại hội thảo “Tiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung” do Phân viện Nghiên cứu Văn hóa - Thông tin tại Huế tổ chức vào năm 2004, bài viết này lại tiếp tục được “đăng đàn”! Ngay cả ở hội thảo quốc tế, ông Bền cũng không “kiêng kỵ”, bài Lễ hội nghinh Ông xã Bình Thắng, một cách tiếp cận sau khi công bố trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6-1992), lại được chính tác giả này mang sang trời Tây dự hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam, những cuộc hành trình và tưởng tượng” do Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ tổ chức tại New York vào tháng 3-2003.

Việc tập hợp các bài viết trên các tạp chí, các tham luận, các bài viết in chung trong các sách... để in thành những tuyển tập riêng là công việc hết sức bình thường của nhà khoa học, nó giúp cho bạn đọc theo dõi một cách hệ thống về một đề tài hoặc một tác giả. Nhưng cái không bình thường ở đây là tác giả Nguyễn Chí Bền đã lạm dụng quá đáng cái sự cho phép đó. Cụ thể là mỗi lần làm tuyển tập, ông Bền chỉ gộp thêm một ít bài mới trên cơ sở tuyển tập cũ. Điều đó có thể thấy rõ từ các cuốn sách: Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo (Nxb Giáo dục, in lần 1 năm 1994, in lần 2 1997), Văn hóa Việt Nam, những suy nghĩ (Nxb Văn hóa dân tộc, 1999), Văn hóa dân gian Việt Nam, những phác thảo (Nxb Văn hóa thông tin, 2003) và cuốn sách mới nhất đang gây ồn ào dư luận về chuyện đạo văn là cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, 2006). Thử làm một so sánh nhỏ giữa hai cuốn sách của Nguyễn Chí Bền. Cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam, những phác thảo có 37 bài, dày 680 trang; còn cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam xuất bản 3 năm sau đó gồm 45 bài, dày 962 trang. Cuốn sau hơn cuốn trước 8 bài, nhưng cũng toàn là các bài đã công bố rồi, thậm chí có bài được in đến 5-6 lần trên tạp chí, kỷ yếu, sách. Các tên sách này cứ na ná nhau, lại vừa khang khác một tí khiến cái mới và cái cũ nhập nhằng. Trong thực tế, điều đó chỉ góp phần gia tăng về mặt số lượng đầu sách (chỉ là tăng “ảo”) mà không tăng cường được mấy hàm lượng khoa học trong mỗi công trình được xuất bản. Với thủ thuật lắp ghép như vậy, chỉ với 45 bài báo khoa học được in đi in lại, PGS TS Nguyễn Chí Bền đã có được 4 đầu sách được kê khai là sách viết riêng trong danh mục công trình nghiên cứu khoa của mình! Và chúng còn được “tính điểm” một lần nữa cho những cuốn sách có bài in chung trong các chuyên luận. Cho nên danh mục 45 công trình khoa học được in sau sách Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn Chí Bền cũng là điều dễ hiểu!!!

Như vậy, cứ theo kiểu cách công bố của PGS TS Nguyễn Chí Bền thì cùng một bài viết nó có thể có thể “hóa thân” ở khắp nơi, khi thì ở tạp chí, lúc ở tham luận hội thảo hoặc ở sách viết chung, sau hết mới gom vào các tuyển tập X’, X’’, X’’’... Tính sơ sơ, 53 bài viết của PGS.TS Nguyễn Chí Bền từ năm 1985 đến năm 2006 đã “công bố” đến 196 lần, bình quân gần 4 lần cho 1 bài. Quả là một con số kỷ lục mà khó có nhà khoa học nào có thể đạt được! Đây là một thực tế đáng phê phán trong học giới ở nước ta. Việc làm này xuất phát từ thói háo danh: để cho “danh mục các công trình nghiên cứu khoa học” thêm dài ra để tạo thành tích và nhắm vào các mục đích danh lợi khác, như để xét phong học hàm chẳng hạn. Nó làm hao tốn ngân sách, gây nhiễu loạn trong việc quản lý khoa học (cũng không tránh khỏi thói quen nể cả nhau hay tiêu cực); độc giả như bị lừa khi mua những cuốn sách đó. Đó là sự huyễn hoặc bản thân, tự “đánh bóng” mình và cơ bản là thiếu tự trọng và trung thực! Xin mượn một đoạn trong bài viết Di sản văn hóa phi vật thể, từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy của Nguyễn Chí Bền trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 7-2002) để kết thúc bài viết này, đồng thời cũng cho thấy sự “tự khẳng định mình” và ông Bền tự xếp loại mình như thế nào: "Quá trình sưu tầm nghiên cứu những thành tố như tín ngưỡng, lễ hội, những thể loại ca dao, truyện cổ tích, những vùng văn hóa dân gian v.v... trong 100 năm qua đã được đánh giá, nhìn nhận một cách khá cặn kẽ, thấu đáo với các nhà khoa học như GS TSKH Tô Ngọc Thanh, PGS TS Ngô Đức Thịnh, PGS TS Nguyễn Xuân Kính, PGS Ninh Viết Giao, PGS Chu Quang Trứ, TS Nguyễn Thị Huế, TS Lê Hồng Lý, TS Võ Quang Trọng, TS Nguyễn Chí Bền...”. Căn cứ vào liệt kê trên đây, xin được hỏi ông Nguyễn Chí Bền rằng phải chăng các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đáng kính như Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Võ Quang Nhơn, Vũ Ngọc Phan... chắc chỉ được xếp hạng sau vị trí của ông, hay ông chỉ dành cho họ vinh dự được có mặt ở dấu ba chấm (...) trong danh sách ông liệt kê?



MAI NGUYÊN
Về Đầu Trang Go down
lodehat




Tổng số bài gửi : 5
Registration date : 15/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeThu Jan 24, 2008 5:38 am

Còn dưới đây là bài viết của thanglong456 trên diễn đàn Trái tim Việt Nam online, có tính chất minh họa, bổ xung thêm cho bài viết của Mai Nguyên.
http://www9.ttvnol.com/forum/vanhoc/866642/trang-58.ttvn?v=b1z4bzxi30b9j15jlzil


Góp thêm chút tư liệu chứng minh sự gian trá trong khoa học của ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền.
1.Đây là 2 cuốn sách của ông “thợ mộc ghép hình” Nguyễn Chí Bền “sản xuất” kiểu tráo bài, đổi tên -tính điểm. Các tác giả Mai Nguyên (viet-studies) và Nhất Nguyên (Tia sáng) đã phân tích khá kỹ “gan ruột sinh đôi” của nó.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392340889_06f59b9c3c

2.Còn đây là cuốn Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian Bến Tre, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2393173446_a4083213f7Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2393173718_b326973fd3

Hãy so sánh “gan ruột” của nó với 2 đứa em “to béo” sinh sau, sẽ thấy những điều tác giả Mai Nguyên nói là rất chính xác. Đây là mục lục cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam- Những phác thảo (2003).

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392341405_46ba7f6608_o
Còn đây là mục lục cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa giân dân Việt Nam (2006)

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2393174110_e670290d16_o
Lưu ý: Bài “Hát Sắc bùa ở Phú Lễ” trong cuốn Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian Bến Tre vào 2 cuốn sau được xào xáo lại thành “Biến thiên của một loại dân ca nghi lễ”(Sắc bùa). Bài “Tục thờ cúng cá voi của cư dân các xã ven biển” được biến thành “Tục thờ cúng cá voi của cư dân ven biển ở Bến Tre”..v..v..

3.Không những thế, ngay ảnh minh họa các cuốn sách cũng lặp lại. Ví dụ: hình minh họa cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam- Những phác thảo (2003) và cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa giân dân Việt Nam (2006) cũng… “sinh đôi”.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392341719_177bab5d00Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2393174416_a3a1132ec6

Chỉ ở mục minh họa thôi, vấn đề “tri thức” của Nguyễn Chí Bền cũng lộ diện ngay trong những chi tiết rất nhỏ nhặt. Chẳng hạn bức ảnh phong cảnh sông nước Nam Bộ được ông ta chú giải rất “mỹ miều” thành… “Khung cảnh của văn hóa Nam Bộ”!

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2393174494_910979e808
4.Như vậy, các cuốn ra sau đương nhiên sẽ được tính thêm một đầu sách. Và các cuốn được “hóa phép” trước đó tất sẽ có mặt trong danh mục “tài sản tri thức” của tác giả ở cuốn sau. Hãy nhìn mục “Vài nét về tác giả” ở cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam (2006) thì sẽ rõ.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392342219_ba26df0418_o
5.Trong cái gọi khái niệm “là đồng soạn giả các cuốn sách” của Nguyễn Chí Bền, sẽ hiểu ngay đó là các cuốn sách dạng tập hợp tiểu luận của nhiều tác giả, và ông Bền có 1 bài trong đó. Cứ nhìn chủ đề nội dung các cuốn sách viết chung của ông ta như Bến Tre, Đền Dạ Trạch, Chử Đồng Tử, Ông Ó, chuyện trạng… thì sẽ thấy chúng hoàn toàn trùng lặp với những tiểu luận trong các cuốn sách viết riêng. Bởi vậy, nhận định của tác giả Mai Nguyên là hoàn toàn chính xác.
Vậy nên lối tính điểm đầu sách của các cơ quan quản lý văn hóa có lẽ cần phải xem xét lại. Cùng 1 bài viết, nếu đăng trên 1 tạp chí thì gọi là bài báo, thế nhưng nằm trong 1 tập hợp khác có tên gọi là- “SÁCH”, thì tác giả lại được tính là “đồng soạn giả” của 1 đầu sách, thật quá dễ dãi!
Và nếu cứ lấy việc “có nhiều đầu sách” làm TIÊU CHÍ để xét phong cái mác PGS, GS hay NGƯT, NGND, thì loại tri thức gian trá kiểu như Nguyễn Chí Bền đương nhiên sẽ có lợi vô cùng. Hãy thử tưởng tượng, nước ta không thiếu gì những nhà khoa học xuất chúng mà cả đời cũng chỉ có dăm cuốn sách mà thôi. Thế nhưng nội dung của nó thì đã thực sự trở thành tri thức kinh điển cho các thế hệ hậu sinh.
Hiện tượng nêu trên chính là một lỗ hổng lớn về mặt quản lý- SỐ LƯỢNG RỞM+ CHẤT LƯỢNG RỞM, mà kẻ ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền là một ví dụ điển hình.

6.Thủ thuật sản xuất sách của Nguyễn Chí Bền đã cho thấy- ông ta chưa bao giờ có được một công trình thực sự đồ sộ để có thể in đủ thành một cuốn sách. Thực tế cho thấy, các tác phẩm của ông Bền chỉ đơn giản là những bài báo, tiểu luận, tham luận nhỏ lẻ. Thế nên mới có chuyện lắp ghép “ảo thuật” các “đơn nguyên” tí hon đó thành thật nhiều “ngôi nhà” khác nhau với những tên gọi khác nhau. Tham thì thâm là vậy, cái đuôi cáo chỉ thực sự lòi ra khi các tang chứng xuất hiện.

7.Xin nhắc lại để các bác biết, còn rất nhiều tư liệu chứng minh tội đạo văn, sự man trá trong khoa học và lợi dụng chức quyền để “phù phép” in sách- tính điểm của ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền.


Được sửa bởi lodehat ngày Sun Apr 06, 2008 10:13 pm; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
Givenchy_game

Givenchy_game


Tổng số bài gửi : 5
Registration date : 16/03/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeSun Mar 16, 2008 11:48 pm

lol! forum này rất hữu ích! Cám ơn các bạn đã lập ra để chúng ta có thể bàn luận thẳng thắn về vấn đề đạo văn. theo tôi được biết, phần đạo văn của ông Bền bị phát hiện chi lả phần rất nhỏ trên bề mặt của tảng băng chìm những kiến thức mà ông ta ăn cắp. Suy ra từ một suy nghĩ rất đơn giản: nếu như không phải là một người rât quan tâm đến một lĩnh vực nào đó (cụ thể ở đây là văn hóa của người tây Nguyên) thì ta không thể phát hiện ra những đoạn ăn cắp của ông Bền. Mà theo cái list dầy đặc những "tác phẩm" trên "nhiều lĩnh vực khác nhau" của ông ta như trên thì có lẽ sẽ rất khó khăn để phát hiện ra thủ đoạn này.
No Có lẽ ông Bền đã dựa vào điều đó để ăn cắp trắng trợn, copy paste cả những đoạn dài mà không hề run tay chăng? Tôi sẽ giới thiệu cho những đồng nghiệp và người quen của mình về forum này! Xin cám ơn!
cheers cheers cheers
Về Đầu Trang Go down
tidus

tidus


Tổng số bài gửi : 9
Registration date : 19/03/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeWed Mar 19, 2008 6:50 am

dien dan nay rat hay day!!!! Hien nay van de dao van dang rat buc xuc. Ung ho cac ban vi cuoc chien dau nay!!!!!!
Về Đầu Trang Go down
contavoinongnan




Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 27/03/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeMon Apr 28, 2008 8:27 am

chứng cớ đạo văn thì đã rõ rành rành. Các chứng càng đưa ra càng thuyết phục. Phân tích đàng hoàng, đâu ra đấy! Theo tôi, vấn đề đạo văn đã được sáng tỏ đến 100%. Vậy, "đạo văn" đã gây cho ông Bền những tổn hại gì?
1) uy tín khoa học bị tổn hại:pale:
2) cạn tiền đi chạy chọt báo chí, thuê bài viết cải chính (nhưng không ăn thua) và v.v..Twisted Evil
3) mất "một vài" cơ hội thăng chức. giờ bấu víu được ở cái Viện VHNT là may lắm rồi. What a Face
4).....vị nào còn thêm ý nào thì góp vào đây nhé!Idea
chúc mọi người buổi tối vui!
Về Đầu Trang Go down
lodehat




Tổng số bài gửi : 5
Registration date : 15/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeMon May 26, 2008 12:00 pm

Hế hế hế, mỗ phải cất món hàng quý này vào đây mới được!!!Laughing
thanglong456:
Xem chừng đã đến lúc tiếp tục công bố các bằng chứng về thủ đoạn đạo văn tinh vi của ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hóa -Thông tin (nay là Viện Văn hóa- Nghệ thuật). Dưới đây là bài đạo văn cồng chiêng của hắn được lén đăng trên Tạp chí Hoạt động Khoa học Công nghệ số1.2006 (tức 2 tháng ngay sau khi Cồng chiêng được vinh danh- 25/11/2005).
http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2014

Đây có thể coi như 1 phiên bản của bài đạo văn đã bị nhà phê bình Nguyễn Hòa (Báo Nhân Dân) tóm sống từ cuối năm 2006, dù ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền đã thay tên bài cho khác nhau. Xin xem:
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/print/vanhoa/123214/

Thói háo danh của Nguyễn Chí Bền đã được “lưu niên” vĩnh viễn trên Báo Người Đại biểu nhân dân ngày 4/4/2007:
http://www.nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/25/ContentID/11326/Default.aspx
Trong bài này, xin tiếp tục so sánh với Hồ sơ Cồng chiêng Tây Nguyên (bản gốc do GS.TS Tô Ngọc Thanh chấp bút), đường link ở chữ ký cuối bài này. Đây chính là cái “kho báu” tri thức cồng chiêng để Nguyễn Chí Bền ngang nhiên chiếm đoạt, trơ tráo coi đó như “tài sản” của riêng mình. Thủ đoạn của Nguyễn Chí Bền khá thô thiển và dễ nhận ra:
1-Chép nguyên văn (đoạn bôi màu vàng)
2-Lấy ý của tác giả trước rồi đảo câu văn hay “xào xáo” lại theo giọng văn khác (đoạn bôi màu xanh)
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391608157_e2419635e4_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391608371_bcb520067b_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391608553_2d2cb42bf4_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392439696_53738b0388_o


Click here=> HỒ SƠ CỒNG CHIÊNG (bản gốc của GS Tô Ngọc Thanh)

hoanghung456:
Tạp chí Hoạt động khoa học lại là “sân nhà” của ông Bền đây mà! Có lẽ sau khi Cồng chiêng vinh danh, gã nào đó ở tạp chí này lại gạ Bền “sáng tác” ra một bài. Quẫn trí, lại thêm cái thói quen “đạo” rồi, Bền ta đành xào xáo ra mấy bài để kiếm mấy cái danh cho sướng tai.
Chẹp chẹp, như chúng ta đều biết rồi đấy, Bền ta bị ảo tưởng rằng chính mình là “cha đẻ” ra bộ hồ sơ cồng chiêng Tây Nguyên lịch sử, đâm ra từ cái dấu chấm, dấu phẩy trong đó cũng đều là của lão sất, nên vơ luôn để “đẻ” ra mấy “đứa con rơi” na ná như nhau hết thế này!
Vì cùng một “bố” nên đứa nào cũng na na giống đứa nào. Mà khổ, “bố” mà có phải là “bố” đâu, có mà… “con ông hàng xóm” cả đấy thôi!!! Chỉ khác ở chỗ “bố” này không đẻ nổi, nên phải ăn cắp “giống” của người khác để làm “con” của mình. Rồi đóng bộp cái dấu : đây là “con ông Bền” để ra cái điều với thiên hạ. Có biết đâu, “bố Bền” đã bị Nguyễn Hòa và các nhà báo khác phát hiện ra!!! Hóa ra là lấy “giống” của người khác để đẻ ra hàng loạt “con” của mình!!! Khổ, khổ!! Trăm sự cũng tại vì “giống” của Bền không “tốt” mà!!! Chẹp chẹp!
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Dazzler1Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Dazzler1
vietvanxuan:
Ối giời ôi!!! Lại thêm phát nữa à, cháy nhà ra mặt…ch… Nguyễn Chí Bền! Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Walksmilngày càng nổi tiếng quá đáng quá thể.Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Smokin Thảo nào bác Bùi Quang Thắng ví anh Chí Bền nhà em ngang bằng với em Vàng Ảnh Vàng Anh.Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 0000007Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 0000007Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 0000007
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2393057268_db74ff9105_o
Nhưng đi sâu vào vấn đề, xem ra em Vàng Anh kia còn đáng thương và có thể bỏ qua được. Vì chí ít em ấy cũng biết sợ, đã bật khóc và tỏ ra vô cùng hối hận vì hành động dại dột của mình.Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL CryBài mở màn tại đây và tại TTVNOL CryBài mở màn tại đây và tại TTVNOL Cry Còn đằng này, ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền thì vẫn nhơn nhơn trơ mặt thớt trước búa rìu dư luận.Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Walksmil Cuốc đến nát mặt mà vẫn tươi cười Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Walksmilnhư con đười ươi ấy nhảy. Thế nên sau vụ Đại hội đại biểu công nhân viên chức Viện, anh PGS.TS chuyên ăn cắp nàyBài mở màn tại đây và tại TTVNOL Walksmil mới được thể, thừa thắng xông lên trả thù bác Hiền và sắp đặt vụ đơn mạo danh vu khống, bôi nhọ nhà phê bình lừng danh Nguyễn Hòa, những mong những mỏi là sẽ hạ được uy tín của vị khắc tinh tiến sĩ giấy này. Hí hí híBài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_smile_bigBài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_smile_bigBài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_smile_big
Bác thanglong quả là cao tay, khai hỏa lại tội đạo văn của Nguyễn Chí Bền rất đúng lúc. Chứng cứ rành rành như ban ngày. Yêu bác quá đi mất!Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Smlove2
timviet2007:
Thêm một bằng chứng về việc Nguyễn Chí bền đạo văn có hệ thống. Tôi tin rằng, nhưng phần còn chưa được fill vàng, xanh có lẽ là của người khác chứ ko phải của ông Bền. Cách của ông ta là ‘TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN’ mà!
Nhẹ nhàng mà nói, thì uy tín khoa học của ông Bền thì đúng là nát như cua bấy rồi! Giờ, ai cũng hiểu là ông ta không thể đi nghiên cứu một cách nghiêm túc với cái bụng phệ và quen sung sướng kiểu “nghiên cứu viên salon” được nữa. Sau vụ này, ông Bền mà muốn xuất bản hoặc viết thêm bài viết nào nữa, chắc là phải múa bút vài chục lần để cho người ta không thể phát hiện ra được ông ta “đạo văn” như thế nào nữa! kiểu như:
“phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hỉêu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian”
(Ông Bền copy nguyên xi của GS.Tô Ngọc Thanh)
Sẽ được ông Bền edit lại thành:

“ trình độ của nghệ nhân sử chiêng thể hiện ở phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc với trình độ thẩm âm tinh tế và cảm nhận về chế độ rung và lan truyền của âm thanh trong không gian và trên bề mặt chiêng”
Đúng là, ông Bền sẽ được phong là một chuyên gia “đạo văn theo phong cách đảo chữ” số 1 Việt Nam
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_smile_wink
hoanghung456:
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 1525644114_344f38cd35_o
Cảm ơn bác timviet2007 đã gợi ý!Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Beerchug Thực ra cứ xem cái bản phân tích của bác thanglong456, đã thấy nhiều vấn đề lộ rõ sự ngu dốt của kẻ cắp Nguyễn Chí Bền ở những đoạn “sáng tạo”- viết thêm (những chỗ không bôi màu đánh dấu). Em xin nêu mấy ví dụ nhỏ:
- VD1, Chí Bền viết: “Cồng chiêng không do cư dân Tây Nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hàng hóa (mua từ các nơi khác về) được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ.” Mịe kiếp, ngu gì mà ngu đến thế là cùng. Thế hóa ra trước khi về tay người Tây Nguyên, cồng chiêng không phải là “một nhạc cụ” mà chỉ là “sản phẩm hàng hóa” thôi à??? Thằng cha này đúng là thiểu năng trí tuệ rồi các bác ui!!!Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Ukliam2
- VD2, Chí Bền viết: “Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: Gõ, gò theo hình vảy tê tê và theo hình lượn sóng.” Xin lỗi ông đạo tặc không nghiên cứu cồng chiêng bao giờ! Thứ nhất, gõ gò “theo hình vảy tê tê và hình lượn sóng” là phác đồ kỹ thuật thao tác cơ khí trên bề mặt cái cồng chiêng chứ không phải là phương pháp chỉnh sửa.Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Smokin Ngoài ra, “hình vảy tê tê” là kết quả của những nhát búa gõ lần lần nối tiếp, càng không thể gọi đó là phương pháp chỉnh sửa chiêng, hỡi ông Chí Bền chuyên ăn cắp kia!!! Bản thân mỗi cái cồng chiêng tự thân nó đã in hằn đầy những vết búa đó từ nơi sản xuất, chứ không đợi lên Tây Nguyên rồi mới được gò chi chít như vậy. Nguyễn Chí Bền!!! Chịu khó ra mấy cửa hàng bán cồng chiêng trên phố Hàng Nón, Hàng Hòm (Hà Nội) mà xem nhé!Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Madflame Thứ hai, tôi đã hỏi lại một người bạn nhà báo có nhiều năm điền dã trên Đắc Lắc, anh ấy (VCH) khẳng định không hề có chuyện gõ gò trên mặt chiêng theo “hình lượn sóng” như ông Bền mô tả đâu. Anh ấy bảo đó nên gọi là phương pháp chỉnh chiêng của riêng Chí Bền thôi à!!! Gọi là “phương pháp chỉnh chiêng Chí Bền lượn sóng”!!!!!Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_smile_big
- VD3, Chí Bền viết: “Nói cách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên là sinh hoạt cộng đồng, cuốn hút tất cả các thành viên tham gia. Đây là bằng chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.” Nói như ông đạo tặc này, té ra cứ cái gì “là sinh hoạt cộng đồng, cuốn hút tất cả các thành viên tham gia” thì sẽ là “bằng chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời” của cái đó. Hố hố hố hố hố,Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Dazzler1 sao ngu thế không biết nữa. Các cụ nói thâm thật, “biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Nguyễn Chí Bền vì bản thân không nghiên cứu cồng chiêng mà chỉ chuyên ăn cắp, lại ngu dốt về mặt ngôn từ ngành cơ khí, lẫn lộn khái niệm phân tầng nên gặp phải tai nạn “trời giáng” này là tất yếu. Chỉ khổ cho ai đọc bài này của hắn, cứ tưởng cồng chiêng là thế thật thì bỏ mịe!!!
thienha555:
Anh hoanghung456 có vẻ pờ zồ quá!!!! Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Smlove2Có phân có tích đàng hoàng, đâu ra đấy!Đúng là theo kiểu của Chí Bền thì ai cũng “đạo” được
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL SleepingEm xin góp một vài phương pháp đạo văn (chiếu theo phương pháp của Chí Bền):
1) đảo chữ:(từ bị động sang chủ động/ và ngược lại)
“cồng chiêng không do cư dân tây nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hàng hóa(mua từ nơi khác về)”--> sẽ được e đít tự thành “cồng chiêng vốn là một sản phẩm hàng hóa do cư dân TN mua về và chỉnh sửa lại thành một nhạc cụ” Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL OffwallBài mở màn tại đây và tại TTVNOL Offwall
2) đavít copy pết: là copy nguyên xi cả đoạn dài! (dùng cho cái bài viết dài và bị giục quýnh đít lên" Razz
3) ẩn mặt, dấu hình: (nghĩa là viết 2 câu. Trong đó ½ câu đầu là ăn cắp, ½ câu cuối cũng ăn cắp tiếp), phần còn lại là suy lung tung.
Xem em biểu diễn nha:
Cồng chiêng không do cư dân TN tự đúc ra mà nó vốn có nguồn gốc từ nơi khác. Như ta đã biết, cồng chiêng có mặt trong nhiều nền văn hóa ở các nước Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Vì vậy, chắc hẳn sẽ có sự trao đổi giữa các nước với nhau. Vì vậy, cồng chiêng xuất phát từ một sản phẩm hàng hóa, được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ.
Trong bản phương pháp luận đạo văn này, có thiếu phương pháp nào thì các anh chị bổ sung cho em với ạ! HihiBài mở màn tại đây và tại TTVNOL Smlove2Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Smlove2
Về Đầu Trang Go down
lodehat




Tổng số bài gửi : 5
Registration date : 15/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeSun Jun 29, 2008 11:47 am

Hố hố hố, mỗ tíếp tục cất giữ bằng chứng ăn cắp của thằng đạo tặc Nguyễn Chí Bền VICAS vào đây nhá!
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2580780701_8a786a19d3
TỔNG KẾT VỤ ĐẠO VĂN CỒNG CHIÊNG CỦA ĐẠO TẶC NGUYỄN CHÍ BỀN
Trước khi công bố một chuyện quái gở tày đình liên quan đến vụ Nguyễn Chí Bền ăn cắp khoa học, tôi xin tạm tóm lược những bài “xào nấu” thô thiển của tên PGS.TS.NGƯT- Viện trưởng Viện Văn hóa –Nghệ thuật liên quan đến cồng chiêng. Ai cũng biết bản gốc Hồ sơ Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh chính là nguồn ăn cắp của tên Viện trưởng xảo quyệt này.
http://my.opera.com/edu.com.vn/blog/
Sau khi cồng chiêng Tây Nguyên được vinh danh, để đánh bóng tên tuổi, thỏa mãn thói háo danh của kẻ lười lao động, kém học thức, Nguyễn Chí Bền đã nhanh chóng chế biến bài của GS Thanh thành nhiều phiên bản khác nhau mang tên hắn với thủ pháp chép nguyên xi hay đảo câu, thay từ... khá lộ liễu và thô thiển. Vì y vốn là kẻ chưa từng nghiên cứu cồng chiêng, dốt đặc về mảng âm nhạc mà lại viết bài phân tích sâu sắc kỹ lưỡng như thế nên đương nhiên đã nhanh chóng bị phát hiện chân tướng ĂN CẮP.

1-Trên Tạp chí Hoạt động Khoa học Công nghệ số1.2006 (tức 2 tháng ngay sau khi Cồng chiêng được vinh danh- 25/11/2005), Nguyễn Chí Bền đặt tên bài là Bảo tồn và phát huy các giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tôi đã phân tích kỹ ở trang trước.
http://www10.ttvnol.com/forum/vanhoc/866642/trang-95.ttvn

2- Trên Tạp chí Tư tưởng -Văn hóa số1/2006, với “ruột gan” tương tự, đạo tặc Nguyễn Chí Bền lại đặt tên mới là Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Bài này là một sự chơi đểu, xỏ mũi Ban Tuyên giáo Trung ương của Nguyễn Chí Bền. Bởi một Tạp chí uy tín hàng đầu về chính trị đã đăng sản phẩm ăn cắp!!!

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392456078_709607c451_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391624843_2b0b1fa400_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391625007_5f5038ff23_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391625191_062bf943ea_o

3- Trên Báo Nhân Dân số ra ngày 24/3/2006, Nguyễn Chí Bền “viết” 1 bài gọn hơn nhằm đánh bóng tên tuổi của mình trên báo Đảng với nhan đề Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- Di sản thế giới.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392459446_e5e765bf3f_o

Cũng bài này, hắn lại đăng nguyên vẹn trên trang Giai điệu Việt Nam với một cái tên khác- Không gian văn hóa di sản thế giới.
http://www.vietnammelody.com/view_news.aspx?nid=474
Dưới đây là bản đánh dấu phân tích câu chữ ăn cắp. Chú ý: đoạn bôi màu vàng =chép nguyên văn, đoạn bôi màu xanh =lấy ý của GS Thanh rồi đảo câu văn hay “xào xáo” lại theo giọng văn khác.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2580208732_08814feacc_o

4- Trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nguyễn Chí Bền cho đăng 2 bài “xào nấu” ăn cắp liền kề nhau, chứng tỏ hắn quá liều lĩnh, trơ tráo.
http://www.cinet.gov.vn/chuyendeVH/congchieng/taynguyen.htm
Bài thứ nhất có nhan đề Những giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Cơ hội và thách thức! Đây thực chất chính là bài đã đăng trên Tạp chí Hoạt động Khoa học Công nghệ số1.2006 nhưng được kéo dài, có nghĩa “được” ĂN CẮP nhiều hơn. Kỹ thuật ăn cắp của ông Viện trưởng Viện Văn hóa –Nghệ thuật được thể hiện với dung lượng lớn.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2580173144_3e564c487c_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2580173314_a7ff013c03_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2580173432_c8c747da73_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2580173552_4eded374d6_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2580173676_eea61a03c6_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2579344617_a0e04b49c8_o

Bài thứ hai, Nguyễn Chí Bền đặt tên là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đây chính là “anh em sinh đôi” với bài đã đăng trên báo Nhân Dân và trang web Giai điệu Việt Nam nhưng được đặt tên khác.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2580173908_27424f4208_o

5- Bài đạo văn cồng chiêng “nóng” nhất chính là bài trong cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam. Bài này có nhan đề Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đã bị nhà phê bình lừng danh Nguyễn Hòa tóm sống từ cuối năm 2006!
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/print/vanhoa/123214/
Đây là nơi Nguyễn Chí Bền dồn toàn bộ những gì ăn cắp được với dung lượng lớn nhất, những mong in sách để đời!!!
Razz Razz Razz
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391621265_e81c89eda3_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392452758_d4c291dc54_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391621547_b726039226_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391621671_9ab9288090_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391621797_ab889182ba_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392453336_136c948d53_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391622071_3fe78ff0e1_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392453634_84a3d2f3fb_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392453720_4e3ba7072d_o

Lưu ý, cuối bài này, do đạo tặc Chí Bền dại dột khoe khoang đã in bài trên tạp chí Tư tưởng -Văn hóa nên dễ dàng bị lần ra dấu vết.Laughing Laughing Laughing
Sau khi bị Nguyễn Hòa vạch mặt, đạo tặc Nguyễn Chí Bền vội vàng sai nhân viên dán thêm chữ “viết cùng với GS.TSKH Tô Ngọc Thanh” vào phần chú thích cho tất cả đống sách mà hắn chưa biếu hết, nhưng Chí Bền không thể dán cái “tem thanh minh” đó cho tất cả các bài viết mà tôi đã nêu trên. Thật lố bịch, nực cười! Hơn thế nữa, GS Thanh đã chính thức phủ nhận cái sự “đồng tác giả chữa cháy” thô bỉ của tên đạo tặc Nguyễn Chí Bền.
PS: sắp tới, tôi sẽ công bố câu chuyện khủng khiếp, “động trời” về tội ăn cắp khoa học của Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật, rất mong anh em chú ý, hưởng ứng!
THIỆN TAI, THIỆN TAI!!!

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2538467344_38a7b659b2
Theo nguồn blog Nguyễn Chí Bền- Bộ mặt thật:
http://blog.360.yahoo.com/blog-D6o516klbqfD6ec1NsEpzirfuPk-?cq=1
Về Đầu Trang Go down
cuulong




Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 07/06/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeMon Jun 30, 2008 12:37 am

Những tư liệu ở đây quá chi tiết và đầy đủ rồi.
Xem ra để buộc tội kẻ đạo tặc khoa học đã quá dễ dàng. Nhưng Nguyễn Chí Bền vẫn ngang nhiên ngồi trên ghế viện trưởng. Xem ra hắn vẫn còn bám trụ ghê gớm quá các bác nhỉ?
Về Đầu Trang Go down
tidus

tidus


Tổng số bài gửi : 9
Registration date : 19/03/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeFri Jul 18, 2008 11:13 am

Đúng vậy, Lão Bền vẫn đang cố sống cố chết để bám lấy ghế viện trưởng đấy bác ạ. Hèm, dùng tiền mọi nơi mọi lúc để tâp hợp xung quanh mình đám tay chân gián điệp hòng cô lập anh Hiền. Danh sách gián điệp ngày càng dài, bác không cập nhật thông tin ở ttvnol hay sao?
Về Đầu Trang Go down
joshty




Tổng số bài gửi : 1
Registration date : 02/06/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeFri Jul 18, 2008 12:12 pm

hihi, ông Bền giỏi nhất là 2 thứ: chạy quan trên và đạo văn. hihi
Về Đầu Trang Go down
cuulong




Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 07/06/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeSat Jul 19, 2008 8:36 pm

tôi có thấy! vây quanh Bền không chỉ có bọn gián điệp mà còn cả hệ thống quan chức đã được Bền đút lót, nhờ vả. Tết đến , chắc ông ta bận tít mù để đi lo lót. Tôi tự hỏi, cái nhà của ông ta còn được mấy phần? hay vẫn còn nguyên nhỉ??? albino
Về Đầu Trang Go down
crowdy




Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 11/08/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeMon Aug 11, 2008 12:38 am

ồ. diễn đàn này hay phết à nha!
Lần đầu tiên tôi thấy một diễn đàn chuyên về chống đạo văn đấy!
Đây quả thực là vấn đề rất nóng trong giới trí thức hiện nay. Như các bạn đã phân tích, đúng là hệ thống giáo dục cũng như sự cẩu thả trong lựa chọn lực lượng trí thức đã làm cho nền khoa học Việt Nam đang đi xuống. Thật đáng buồn!
Tôi đã nghe nhiều về "ranh tiếng" của ông Nguyễn Chí Bền rồi. Dường như, trí thức hiện nay giỏi đút lót hơn nghiên cứu, giỏi chép của người khác hơn tự tìm hiểu để tìm ra cái mới.
Thật đáng buồn. No No
Về Đầu Trang Go down
tidus

tidus


Tổng số bài gửi : 9
Registration date : 19/03/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: bonus thêm cho mọi người thông tin về vụ đạo văn mới   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeWed Aug 13, 2008 9:05 pm

Tình hình là hiện nay có một ông tên là ĐẠO VĂN II đang hoành hành trên diễn đàn. Tôi đành tóm tắt lại từ đó cho mọi người xem. Nghe nói vị này cũng tai to mặt lớn ở cái đất Hà Nội mới mở rộng. Thôi, đã đạo văn thì đành đem cái mặt của vị đó ra đây vậy.
xin mời.
Theo nhận định của một số "chuyên gia đầu ngành" về kiểm duyệt đạo văn, thì phương pháp ăn cắp của vị Đạo văn II khá giống với đạo tặc Nguyễn chí Bền.
Khỏi nhiều lời, mời các bác thưởng lãm luôn bằng chứng.
Qui ước:
- Chép của Chí bền: bold xám - chép nguyên văn/bold xanh lơ - xào xáo
- chép của GS.Thanh: bold vàng - chép nguyên văn/ bold xanh lá - xào xáo

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2728469106_548fdc5870_o

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2727641973_1c710f15ce_o

Vẫn là cái luận điểm dở hơi, ngớ ngẩn lẩn thẩn khi cho rằng cồng chiêng trước khi về tay người Tây Nguyên thì chỉ là một loại HÀNG HÓA. cái này đích thị là từ miệng Chí Bền.
Trong bài của Đạo tặc II, sẽ thấy rõ những đoạn ăn cắp của....Chí Bền afro (theo các bác ở diễn đàn trái tim thì...tạm coi là như vậy), và những đoạn ăn cắp của GS.Thanh.

Để tiện theo dõi, xin cung cấp cho mọi người "bản gốc" bài của Chí Bền bị vị Đạo tặc II "đạo". hehe
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391608157_e2419635e4_o

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391608371_bcb520067b_o

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391608553_2d2cb42bf4_o

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392439696_53738b0388_o
Mời mọi người thưởng lãm.
Để biết thêm chi tiết, xin mọi người vào đường link này nhá:
http://www10.ttvnol.com/forum/vanhoc/866642/trang-99.ttvn

Về Đầu Trang Go down
tuanphenh




Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 13/08/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeWed Aug 27, 2008 6:28 am

hehehe, đạo văn àBài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_lol?
Thôi để Văn nghệ trẻ lăng xê ông này cho!!
Gì chứ, ai phát hiện ra bài đạo văn là Văn nghệ trẻ sẽ viết ngay lập tức một bài để bàn về "đạo đức chính trị"affraid của người này. hè hè....dám...Suspect Suspect .vạch tội đạo văn à????Laughing
Về Đầu Trang Go down
nanghong




Tổng số bài gửi : 6
Registration date : 02/06/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeWed Sep 03, 2008 10:12 am

dan chung cac bac dua ra rat cu the va ro rang. Dau vao day. That cam phuc. Nhung cho toi xin phep hoi: Ong Dao van II nay la ai ma phai giau ten vay? Cam on cac bac. Suspect
Về Đầu Trang Go down
nhatthuc




Tổng số bài gửi : 1
Registration date : 27/08/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeWed Sep 03, 2008 10:17 am

tôi rất quan tâm đến vụ này. Cám ơn mọi người đã cung cấp thông tin đầy đủ và xác đáng như vậy.
Suy nghĩ của tôi về ông Nguyễn Chí Bền như sau: Ông Bền hiện đang làm viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật. Trước đây, tôi từng nghe nói ông ta sắp mon men tới chức Thứ trưởng của Bộ Văn hóa thông tin cũ. Thật nguy hiểm. Sau đó vì vụ Cồng Chiêng, ông ta đã thất bại. Định chạy về Nhà xuất bản CTQG nhưng mọi người bên đó đều phản đối. Sau thấy định chạy về Đại học văn hóa, không biết vụ này đến đâu rồi?????
Về Đầu Trang Go down
tidus

tidus


Tổng số bài gửi : 9
Registration date : 19/03/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeWed Sep 03, 2008 10:40 am

nanghong thân mến!!!
Đạo văn II sở dĩ khó nói tên là do ông ta là một người "nổi tiếng". Nói ra sợ ảnh hưởng đến uy tín chính trị của ông ta. Nhưng tôi đồ rằng bản thân sự tồn tại của bài đạo văn này, có lẽ ông đạo văn II cũng không hay nữa mà chống chế!! ha ha ha ha Laughing Laughing Laughing
Về Đầu Trang Go down
tuanvietbass




Tổng số bài gửi : 4
Registration date : 25/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeSun Sep 28, 2008 9:03 am

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2706410651_4092e50705_o

PGS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN BỊ ĐẠO VĂN???


Như tôi đã công bố và phân tích kỹ lưỡng chùm bài Nguyễn Chí Bền ăn cắp các nghiên cứu cồng chiêng của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, qua đó quý vị cũng đã thấy rõ việc chép nguyên văn trắng trợn cũng như thủ thuật “xào nấu” thô thiển của ông Viện trưởng viện Văn hóa –Nghệ thuật như thế nào.
http://www10.ttvnol.com/forum/vanhoc/866642/trang-97.ttvn


Như đã hứa, bây giờ tôi tiếp tục công bố 1 tư liệu đạo văn hết sức kỳ quái khác. Vị tác giả này đã thuổng “tác phẩm” về cồng chiêng của Nguyễn Chí Bền. Phương pháp ăn cắp ở đây cũng khá giống với “tay nghề” của chính ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền, như thể huynh đệ đồng môn vậy. Vì thân thế và sự nghiệp của kẻ đạo văn mới này khá nổi tiếng trong nước nên trước mắt, tôi chỉ phân tích hành vi ăn cắp của ông ta mà chưa nêu rõ đích danh cũng như nguồn của bài ĐẠO VĂN CỒNG CHIÊNG được công bố. Để tiện việc so sánh, xin gọi nhân vật mới này là Ngài ĐẠO TẶC II. Dưới đây là một bài đạo văn của Nguyễn Chí Bền mà Ngài ĐẠO TẶC II đã ngang nhiên “rút lõi trắng trợn”, xơi tái lại một cách ngon lành để nặn ra tác phẩm của mình.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391608157_e2419635e4_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391608371_bcb520067b_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391608553_2d2cb42bf4_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392439696_53738b0388_o
Tuy nhiên, về mặt lô gích hệ thống, vì Nguyễn Chí Bền nguyên đã ăn cắp của GS Tô Ngọc Thanh (đoạn bôi vàng và xanh lá cây), thế nên dù Ngài ĐẠO TẶC II này có khôn khéo cỡ nào, kiểu gì cũng “buộc phải cầm nhầm” của GS Thanh. Ở đây, cũng rất có thể Ngài ĐẠO TẶC II tưởng là chỉ đạo văn của Nguyễn Chí Bền mà thôi). Mời quý vị xem bài “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy” của Ngài ĐẠO TẶC II.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2728469106_548fdc5870_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2727641973_1c710f15ce_o
Trong bài này, cũng như Nguyễn Chí Bền, Ngài ĐẠO TẶC II đã thật ngớ ngẩn khi cho rằng cồng chiêng trước khi về tay người dân Tây Nguyên thì mới chỉ được coi là... HÀNG HÓA chứ không phải là NHẠC CỤ!!! Chính điều đó càng giúp ta dễ nhận dạng kẻ viết bài này thực sự chưa bao giờ nghiên cứu cồng chiêng và có vấn đề khá nặng về tư duy lô gích hình thức. Ví dụ: ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền trong bài trên Báo Nhân Dân số ra ngày 24/3/2006 và bài trên trang Giai điệu Việt Nam đã viết như sau:
http://www.vietnammelody.com/view_news.aspx?nid=474

Tài nghệ của cư dân Tây Nguyên là biến một sản phẩm hàng hóa vốn không được chính họ chế tạo thành một nhạc cụ tuyệt vời”. Còn trong bài của mình, Ngài ĐẠO TẶC II đã viết tương tự là: “Cư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời”.
Chúng ta đều biết nguồn tài liệu để Nguyễn Chí Bền cướp trắng hay rút tỉa chính là HỒ SƠ VÙNG VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN (BẢN GỐC). Quý vị nào chưa xem xin hãy đọc kỹ ở đây để tiện so sánh.
http://my.opera.com/edu.com.vn/blog/

Trong bài của Ngài ĐẠO TẶC II, sẽ thấy rõ những đoạn ăn cắp của... Nguyễn Chí Bền (xin tạm coi như vậy) và những đoạn ăn cắp của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh. Xin quy ước như sau để tiện quan sát:
-Chép của Nguyễn Chí Bền: Đoạn bôi xám- chép nguyên văn/ bôi xanh lơ- “xào xáo”
-Chép của Tô Ngọc Thanh: Đoạn bôi vàng- chép nguyên văn/ đoạn bôi xanh lá cây- “xào xáo”
Xin so sánh một đoạn để thấy được 2 kẻ ĐẠO TẶC đã đồng ăn cắp của GS Thanh như thế nào.
*Tô Ngọc Thanh:
Tiếng chiêng cồng còn là biểu tượng cho cuộc sống các tộc Tây Nguyên. Nghe bài nhạc chiêng, người dân bình thường ở vùng đất này cũng có thể nhận ra đó là chiêng cồng của tộc người nào và họ đang tiến hành nghi lễ hay hoạt động văn hóa gì”.
*ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, sách Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, NXB Khoa học XH, Hà Nội 2006, trang 937):

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2392453336_136c948d53_o

Tiếng chiêng cồng còn là biểu tượng cho cuộc sống các tộc người ở Tây Nguyên. Nghe bài nhạc chiêng, người dân bình thường ở vùng đất này cũng có thể nhận ra đó là chiêng cồng của tộc người nào và họ đang tiến hành nghi lễ hay hoạt động văn hóa gì”.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
Mỗi dân tộc Tây Nguyên có một cách chơi chiêng khác nhau. Người dân bình thường ở Tây Nguyên tuy không phải là những chuyên gia âm nhạc, nhưng chỉ cần nghe tiếng chiêng là họ phân biệt được đó là dân tộc nào”.
Trong phần kết của bài viết, có thể thấy rõ Ngài ĐẠO TẶC II đã ăn cắp phần Chương trình hành động trong hồ sơ cồng chiêng của GS Thanh rõ ràng như thế nào. Xin phân tích cụ thể như sau.
*Tô Ngọc Thanh:
Đẩy mạnh công tác khảo sát điền dã, gặp gỡ, trao đổi với các nghệ nhân cũng như các cộng đồng lưu giữ di sản văn hóa cồng chiêng ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận nhằm sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng nhằm thiết lập cơ sở cụ thể, xác thực, vững chắc những vấn đề liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên.
-Đẩy mạnh công tác tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thực tế cho thấy các nguồn tài liệu này tản mát, phân tán ở các kho lưu trữ, thư viện, tủ sách tư nhân trong và ngoài nước. Do vậy, phải có kế hoạch hợp tác để tìm kiếm, bổ sung
”.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
“Cần phải đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng. Ghi âm, ghi hình các tài liệu, tư liệu về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để lưu giữ, bảo quản và phát huy lâu dài”.
*Tô Ngọc Thanh:
-Tổ chức nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận”.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
“Tiếp tục nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở năm tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận”.
*Tô Ngọc Thanh:
-Phục hồi các sinh hoạt văn hóa ở các cộng đồng dân tộc tại 5 tỉnh Tây Nguyên để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng”.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
“Phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội gắn với vòng đời người và vòng đời cây trồng ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tại năm tỉnh Tây Nguyên để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng”.
*Tô Ngọc Thanh:
-Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa - Thông tin, Bộ Văn hóa - Thông tin). Phòng này sẽ cất giữ các tài liệu cổ, tài liệu viết tay, hồ sơ điền dã, băng ghi âm, ghi hình, ảnh tài liệu, ảnh hiện trạng v.v... liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Từng bước xây dựng phòng di sản văn hóa phi vật thể tại các bảo tàng tỉnh ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, để lưu trữ, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó có di sản văn hóa cồng chiêng cho cộng đồng và khách tham quan trong nước, nước ngoài
”.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
“Từng bước xây dựng Phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm Dữ liệu di sản văn hóa (Viện Văn hóa - Thông tin) và tại bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên”.
*Tô Ngọc Thanh:
-Tổ chức một đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên để xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
-Đẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật của hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, trường Đaị học Tây Nguyên về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: phấn đấu để có một giáo trình về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong các nhà trường này
”.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
“Xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ðẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật về cồng chiêng và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.
*Tô Ngọc Thanh:
-Quảng bá và tuyên truyền về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cho khách tham quan, du lịch tại các điểm du lịch ở Tây Nguyên, cho nhân dân trong cả nước và Việt kiều ở nước ngoài”.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
“Tổ chức biểu diễn, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở các trường học để nâng cao trình độ thưởng thức của mọi tầng lớp nhân dân về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Mở rộng công tác tuyên truyền đến khách du lịch trong nước và nước ngoài để mọi người hiểu được một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá đang được lưu giữ tại Tây Nguyên”.
*Tô Ngọc Thanh:
-Tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa và quảng bá cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phạm vi quốc gia và quốc tế”.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
“Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá cồng chiêng trong phạm vi quốc gia và quốc tế, nhằm xây dựng các chương trình nghiên cứu và phục hồi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.
(Còn tiếp)
Click here=> HỒ SƠ CỒNG CHIÊNG (bản gốc của GS Tô Ngọc Thanh)
Về Đầu Trang Go down
tuanvietbass




Tổng số bài gửi : 4
Registration date : 25/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeSun Sep 28, 2008 9:35 am

PGS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN BỊ ĐẠO VĂN??? (phần tiếp)
Để quý vị tiện so sánh, trước nhất xin post thẳng lên đây phần chương trình Kế hoạch hành động (chi tiết từ mục g) trong bản hồ sơ “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” (bản gốc) do GS.TSKH Tô Ngọc Thanh chấp bút. Để viết được bàn hồ sơ công phu này, GS Thanh đã kinh qua nhiều năm tháng lăn lộn điền dã, nghiên cứu cồng chiêng trên dải Trường Sơn hùng vĩ. Như dư luận 2 năm qua đã sáng tỏ, đây là nguồn tài liệu chính để Viện trưởng Viện Văn hóa -nghệ thuật Nguyễn Chí Bền ngang nhiên ăn cắp trắng trợn, biến thành tri thức riêng của hắn.
http://my.opera.com/edu.com.vn/blog/
5. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
g.) Kế hoạch chi tiết
g.1.) Giai đoạn 2005-2007:
- Đẩy mạnh công tác khảo sát điền dã, gặp gỡ, trao đổi với các nghệ nhân cũng như các cộng đồng lưu giữ di sản văn hóa cồng chiêng ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận nhằm sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng nhằm thiết lập cơ sở cụ thể, xác thực, vững chắc những vấn đề liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên.
- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thực tế cho thấy các nguồn tài liệu này tản mát, phân tán ở các kho lưu trữ, thư viện, tủ sách tư nhân trong và ngoài nước. Do vậy, phải có kế hoạch hợp tác để tìm kiếm, bổ sung.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, hội nghị khoa học quy mô tỉnh, vùng, quốc gia, quốc tế nhằm lấy ý kiến của các nhà chuyên môn, các nghệ nhân để xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học đối với cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên .
- Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa - Thông tin, Bộ Văn hóa - Thông tin). Phòng này sẽ cất giữ các tài liệu cổ, tài liệu viết tay, hồ sơ điền dã, băng ghi âm, ghi hình, ảnh tài liệu, ảnh hiện trạng v.v... liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Từng bước xây dựng phòng di sản văn hóa phi vật thể tại các bảo tàng tỉnh ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, để lưu trữ, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó có di sản văn hóa cồng chiêng cho cộng đồng và khách tham quan trong nước, nước ngoài.
- Tổ chức một đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên để xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Lập kế hoạch và chính sách trình lên các cấp có thẩm quyền thông qua các chế độ đãi ngộ và tôn vinh các nghệ nhân: Nghệ nhân lên dây chiêng, nghệ nhân trình diễn, nghệ nhân múa xoang để tranh thủ sự truyền nghề của các thế hệ già cho các thế hệ kế tiếp cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm.
- Lập kế hoạch và chính sách để tổ chức thường xuyên các sinh hoạt văn hóa liên quan đến cồng chiêng tại cộng đồng để nâng cao niềm tự hào của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này. Ngăn chặn có hiệu quả nạn chảy máu cồng chiêng ở các cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật của hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, trường Đaị học Tây Nguyên về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: phấn đấu để có một giáo trình về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong các nhà trường này.
- Quảng bá và tuyên truyền về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cho khách tham quan, du lịch tại các điểm du lịch ở Tây Nguyên, cho nhân dân trong cả nước và Việt kiều ở nước ngoài.
g.2.) Giai đoạn 2008-2009:
- Phục hồi các sinh hoạt văn hóa ở các cộng đồng dân tộc tại 5 tỉnh Tây Nguyên để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng.
- Thành lập xưởng chế tác cồng chiêng để đúc cồng chiêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.
- Tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa và quảng bá cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Tập trung các đề tài nghiên cứu để làm rõ giá trị của cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Xây dựng các biện pháp, giải pháp để thực thi có hiệu quả Chương trình phục hồi, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Biên soạn và xuất bản các văn hóa phẩm về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (tờ gấp, sách nghiên cứu, sách ảnh, đĩa CD, VCD, DVD v.v...) để tuyên truyền về giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên .
- Tranh thủ mọi nguồn kinh phí để đầu tư cho công tác đào tạo sưu tầm, nghiên cứu v.v...
h.) Mục tiêu lâu dài
- Làm phục hồi di sản văn hóa phi vật thể của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tập trung phát triển sinh hoạt văn hóa cồng chiêng tại các cộng đồng dân cư, chủ/ khách thể của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Làm hồi sinh và phát huy một di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời tiếp tục phát huy những giá trị ấy trong bối cảnh mới của đất nước và khu vực .
i.) Mục tiêu trước mắt
- Ngăn chặn có hiệu quả sự mai một, nguy cơ biến mất di sản văn hóa cồng chiêng trong bối cảnh xã hội Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng ngày càng có nhiều sự phát triển theo huớng hiện đại hoá, đặc biệt trong điều kiện cộng đồng, nhất là giới trẻ có sự thay đổi nhận thức thẩm mỹ, xa dời di sản văn hóa của các thế hệ tiền nhân.
- Giữ gìn những giá trị đang tồn tại và phát huy nó trong đời sống của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
k.) Kết quả mong đợi
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được phục hồi, bảo tồn và phát huy những giá trị đích thực của các di sản văn hóa phi vật thể gắn với cộng đồng dân cư nơi đây. Cồng chiêng và các sinh hoạt văn hóa gắn bó với cồng chiêng thực sự trở thành hành trang tinh thần của con người, thành động lực của sự phát triển như khuyến nghị của UNESCO.


Như tôi đã phân tích bài đạo văn “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy” của Ngài ĐẠO TẶC II, đó là sự ăn cắp trắng trợn các nghiên cứu gan ruột của 1 học giả nghiên cứu cồng chiêng hàng đầu như GS Tô Ngọc Thanh. Trong đó, y cũng lộ rõ sự “cầm nhầm” một cách ngộ nghĩnh “văn vẻ” của ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền. Bây giờ, xin tiếp tục công bố bài đạo văn thứ 2 của Ngài ĐẠO TẶC II. Bài viết có nhan đề “Bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Ở đây, chỉ nhìn cái tít bài viết đã thấy được bản chất xào nấu thô thiển của quý ông háo danh này. “Bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” liệu có khác chi “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy”? Lưu ý: Như đã thống nhất, đoạn bôi vàng là chép nguyên văn, đoạn bôi xanh lá cây là đảo văn, thêm từ, xào nấu tác phẩm gốc của GS Tô Ngọc Thanh.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2749310835_394a8438aa_o
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2749311181_3cd9fda8b9_o
(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
tuanvietbass




Tổng số bài gửi : 4
Registration date : 25/01/2008

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitimeSun Sep 28, 2008 9:38 am

PGS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN BỊ ĐẠO VĂN??? (phần tiếp)

Xin nhắc lại, vì vai vế của Ngài ĐẠO TẶC II rất lớn, vào hàng QUYỀN cao CHỨC trọng (chứ không phải ĐỨC trọng) nên tôi vẫn chưa công bố tên họ của quý ông ăn cắp này. Đợi sau khi công bố hết các tang chứng thì hãy nói đến, há chẳng phải lắm ru?!
Trước tiên, hãy xem Ngài ĐẠO TẶC II thể hiện tài “rang cơm nguội” bằng việc lấy chính đoạn kết của bài “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy” làm ý dẫn mở đầu cho bài “Bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Bần tăng xin bái phục!

-Đoạn mở đầu bài “Bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”: “...Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền miệng và phi vật thể của nhân loại. Ðây là niềm vui hết sức lớn lao nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm mà tổ chức UNESCO đã trao cho chúng ta: Phải bảo tồn và phát huy giá trị của Kiệt tác di sản truyền miệng và phi vật thể của nhân loại này”.

-Đoạn kết của bài “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy”: “ÐƯỢC UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào của cả nước và đồng thời vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của nó cũng lại là vấn đề không kém phần quan trọng và cũng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chúng ta. Làm tốt công việc ấy không chỉ có ý nghĩa đối với hôm nay mà cả với mai sau”.

Như đã công bố, trên Tạp chí Tư tưởng -Văn hóa số1/2006, đạo tặc Nguyễn Chí Bền cũng có bài đạo văn nhan đề “Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Dám gửi đăng sản phẩm ăn cắp lên một trang báo uy tín Chính trị lớn như Tạp chí Tư tưởng -Văn hóa, Nguyễn Chí Bền đã chơi xỏ, qua mặt Ban Tuyên giáo Trung ương một cách ngoạn mục.

Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL 2391625191_062bf943ea_o
Tôi đăng lại trang cuối của bài báo này bởi bên cạnh bản hồ sơ cồng chiêng của GS Tô Ngọc Thanh, đây cũng là nguồn ăn cắp khôi hài nhất mà Ngài ĐẠO TẶC II đã trơ tráo chép đi chép lại nguyên văn nhiều trường đoạn. Đương nhiên, bản thân ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền vốn cũng đã chép lại nguyên văn của GS Thanh (đoạn văn gạch chân trong bài). Than ôi, cái sự ĂN CẮP lại của thằng ĂN CẮP là thế đấy! Ví dụ:

*ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền:
Thứ hai là bảo tồn và phục hồi: Phục hồi môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, trên quan điểm kế thừa có chọn lọc, cộng đồng dân cư tự khôi phục các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng lễ hội này theo truyền thống của mỗi cộng đồng dân cư và sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước; từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa- Thông tin, Bộ Văn hóa- Thông tin) và tại bảo tàng các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Ðắc Lắc, Ðắc Nông, Lâm Ðồng.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
“- Phục hồi môi trường diễn xướng cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, trên quan điểm kế thừa có chọn lọc, tạo điều kiện thuận lợi để các cộng đồng dân cư khôi phục các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng lễ hội gắn với cồng chiêng theo truyền thống của mỗi cộng đồng dân cư và có sự tham gia hướng dẫn và hợp tác chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật.
- Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được đặt tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa, Viện Văn hóa - Thông tin và tại bảo tàng các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Ðác Lắc, Ðác Nông, Lâm Ðồng. Tại đây sẽ cất giữ các tài liệu, hồ sơ, băng ghi âm, ghi hình, ảnh tài liệu, ảnh hiện trạng, v.v. liên quan cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.”

*ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền:
Thứ ba là truyền dạy và quảng bá: Tổ chức một đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên. Chú trọng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, các nhà nghiên cứu là người dân tộc thiểu số nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên. Các cộng đồng p''lei, p''lơi, buôn, bon, v.v. mở các lớp truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng cho thanh thiếu niên, tạo cơ hội cho các nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ kế tiếp cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm.
*Ngài ĐẠO TẶC II:
“- Tổ chức đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên. Chú trọng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, các nhà nghiên cứu là người dân tộc thiểu số nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên. Các cộng đồng p''lei, p''lơi, buôn, bon, v.v. mở các lớp truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng cho thanh thiếu niên, tạo cơ hội cho các nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ kế tiếp cả về phương pháp, kiến thức, kinh nghiệm.”

Có thể thấy rõ, các phân đoạn và trường đoạn đạo văn của Ngài ĐẠO TẶC II đều rõ như ban ngày, quý vị có thể tự so sánh thêm để thấy được sự man rợ của nạn ĐẠO TẶC KHOA HỌC ở Bộ Văn hóa- Thể thao &Du lịch Việt Nam. Ở đây, như đã đề cập, vì bản chất những kẻ ĐẠO TẶC nêu trên đều có xuất phát điểm rất giống nhau- tức chúng đều dốt đặc cán mai về cồng chiêng Tây Nguyên, nên trong quá trình chép văn ăn cắp, bọn chúng không tránh khỏi những sơ hở kiến thức hết sức ngớ ngẩn. Những sơ hở mà bất cứ ai cũng có thể nhận dạng, tỷ như cái chuyện cồng chiêng trước khi đến tay đồng bào Tây Nguyên chỉ được coi là HÀNG HÓA. Rồi phải nhờ người Tây Nguyên, cồng chiêng mới được biến thành là NHẠC CỤ. Trong bài “Bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, Ngài ĐẠO TẶC II cũng có những chi tiết “sáng tạo” khá “hay ho”! Chẳng hạn đoạn trước Ngài vừa hùng hồn tuyên bố mục tiêu hành động là: “-Phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội...” thì ngay mục tiêu liền kề sau đó, Ngài lại nhấn mạnh là “-Phục hồi môi trường diễn xướng cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng...”. Điều đó chứng tỏ Ngài ĐẠO TẶC II không ý thức được ở Tây Nguyên, “các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội” và “môi trường diễn xướng cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng” chỉ là một mà thôi!
Tóm lại, trong bài đạo văn này, Ngài ĐẠO TẶC II đã ĂN CẮP chủ yếu mục KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG trong bản hồ sơ mà GS Tô Ngọc Thanh chấp bút. Thật trơ tráo thay cho các ngài quan chức cấp cao lại muốn hiển danh như những chuyên gia âm nhạc đầu ngành!
(Còn tiếp)
Click here=> HỒ SƠ CỒNG CHIÊNG (bản gốc của GS Tô Ngọc Thanh)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL   Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đạo văn :: "Đạo" kiến thức :: Nguyễn Chí Bền-
Chuyển đến