Đạo văn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đạo văn

Vì Công lý và Tri thức chân chính
 
Trang Ý kiến - Bình luậnPortalTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 "Phan Huyền Thư đạo văn tới... 2 lần"

Go down 
Tác giảThông điệp
nanghong




Tổng số bài gửi : 6
Registration date : 02/06/2008

"Phan Huyền Thư đạo văn tới... 2 lần" Empty
Bài gửiTiêu đề: "Phan Huyền Thư đạo văn tới... 2 lần"   "Phan Huyền Thư đạo văn tới... 2 lần" Icon_minitimeSun Jun 22, 2008 5:54 pm

Những ngày gần đây, dư luận văn chương đang xôn xao về vụ việc nhà thơ Phan Huyền Thư “đạo văn” của các tác giả Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc khi viết trên poster về Thanh Tâm Tuyền tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 5 tổ chức tại Văn Miếu. Tiếp đó lại thêm một thông tin rằng những gì Phan Huyền Thư viết trên poster viết về nhà thơ Ngô Kha cũng là một sản phẩm“đạo văn”.
Bài 2: "Nhà thơ cần trang bị một dây thần kinh xấu hổ"
Vụ việc bị phát giác và công bố trên một website của người Việt ở hải ngoại và nhà thơ Phan Huyền Thư đã có lời xin lỗi gửi đến các tác giả Đặng Tiến, Bùi Bảo Trúc. Tuy nhiên, sau đó, trả lời phỏng vấn trên một tờ báo trong nước, nhà thơ lại khẳng định mình không hề “đạo văn” mà đó chỉ là công việc “sưu tầm”.

"Phan Huyền Thư đạo văn tới... 2 lần" Vtc_106183_phanhuyenthu
Nhà thơ Phan Huyền Thư
Khi được hỏi về vấn đề này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa, một người quan sát khá kỹ đời sống văn chương - văn học nước nhà và luôn luôn đề cao sự trung thực của người cầm bút, khẳng định: “Đây thật sự là một điều rất đáng xấu hổ”.
- Hiện giờ nhiều độc giả vẫn rất mơ hồ về chuyện “đạo văn” của nhà thơ Phan Huyền Thư khi viết về Thanh Tâm Tuyền. Theo nhận định của anh thì vụ việc thực hư ra sao?
- Tôi đang đi công tác thì được một người bạn gọi điện kể cho nghe sự kiện này. Lúc đầu tôi không tin, vì nghĩ chẳng lẽ người ta lại ngang nhiên mang một sản phẩm “đạo văn” ra trưng bày giữa Văn Miếu - nơi vẫn được coi là ngôi đền thiêng của văn hóa và văn chương nước nhà, mà không thấy e ngại hay sao.
Nhưng khi đọc bài Vài suy nghĩ về “cây thơ” Thanh Tâm Tuyền trên sân Văn Miếu của Hoàng Ngọc Tuấn và Lời xin lỗi thống thiết của Phan Huyền Thư cùng đăng tải trên một website của người Việt ở nước ngoài thì điều “chẳng lẽ’ mà tôi nghĩ tới, hóa ra lại là sự thật. Rồi tôi đọc tiếp bài Lại xin lỗi nữa hay đã hết thuốc chữa? của Trần Trọng Hoàng Bách, cũng trên website nói trên, phát hiện không chỉ trên poster về Thanh Tâm Tuyền mà trên cả poster về Ngô Kha do Phan Huyền Thư viết cũng là sản phẩm ăn cắp từ bài báo Ngô Kha - ngụ ngôn của một thế hệ của Hoàng Nguyên Vũ đã đăng trên báo Quân đôi nhân dân thì tôi… chán hẳn!

"Phan Huyền Thư đạo văn tới... 2 lần" Vtc_106185_NgoKha1
Poster giới thiệu về Ngô Kha do Phan Huyền Thư thực hiện tại Ngày thơ lần 5.
Sau khi đọc bài Lại xin lỗi nữa hay đã hết thuốc chữa?, tôi làm ngay một đối chiếu để kiểm tra và phải thừa nhận rằng Trần Trọng Hoàng Bách đã phát hiện rất chính xác, và cho thấy Phan Huyền Thư không chỉ ăn cắp một lần mà ăn cắp tới… hai lần, như thế là quá nhiều với một người biết thế nào là "tư cách đạo đức của một nhà thơ"!
Thật ra, những gì Phan Huyền Thư "thuổng" từ bài báo Ngô Kha - ngụ ngôn của một thế hệ cũng chẳng có gì là mới mẻ, bạn thử gõ mục từ "Ngô Kha" trên google.com.vn sẽ thấy hàng chục bài báo đã viết những điều tương tự, cả mấy câu thơ của Ngô Kha, mấy đoạn trích lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường, của Nguyễn Công Thắng và lời người cháu của nhà thơ Ngô Kha cũng đã được dẫn ra trong nhiều bài báo ra đời trước bài báo đó ít nhất cũng năm bảy tháng.
- Điều đáng lưu ý là sự việc này lại xuất phát từ hai bài báo đăng trên một website ở nước ngoài, và “nghi án đạo văn” cũng bắt nguồn từ đó?
- Xin lỗi bạn, trong trường hợp này, sử dụng khái niệm “nghi án” là không thích hợp, bởi bản chất của sự kiện là “đạo văn” và nó có thật chứ không có bất kỳ một dấu vết nào để chúng ta còn có thể hồ nghi, lời xin lỗi mà Phan Huyền Thư công bố chính là minh chứng cho sự thật đó. Và tôi nghĩ, nơi trình bày các phát hiện về việc Phan Huyền Thư “đạo văn” không quan trọng bằng hai tấm poster đứng lù lù giữa sân Thái Miếu!


<table id=table6 cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=left border=0><tr><td>"Phan Huyền Thư đạo văn tới... 2 lần" Vtc_106182_nguyenhoa2 </TD></TR>
<tr><td class=Image align=left></TD></TR></TABLE>Còn tiếp: "Nhà thơ cần trang bị một dây thần kinh xấu hổ"
Tiếp tục trao đổi quanh sự kiện nghi án nhà thơ Phan Huyền Thư "đạo văn", nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa cho rằng, Phan Huyền Thư đã mập mờ đánh lận hai khái niệm "sưu tầm" và "đạo văn" để ngụy biện cho hành động sai trái của mình - Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa.
Thoa Lê (thực hiện)


Dưới đây là trích dẫn những phần mà tác giả Hoàng Ngọc Tuấn đưa ra những chỗ giống nhau giữa bài viết của Đặng Tiến và nhà thơ Phan Huyền Thư về Thanh Tâm Tuyền:
Đặng Tiến: Thanh Tâm Tuyền là một tác giả chính yếu đã làm mới nền văn học miền Nam, trước 1975, và góp phần tạo nên một khúc quành cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ 20. Ông đã làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam. Ông cũng làm mới câu văn xuôi, cách kể chuyện bắt đầu từ truyện Bếp lửa.
Phan Huyền Thư: Từ những năm 20-30 tuổi, ông đã là một tác giả làm mới nền văn học miền Nam trước 1975, và các tác phẩm của ông đã tạo nên một lối rẽ cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ XX, bằng cách làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam.
Đặng Tiến: Ông du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua trường học Pháp thuộc như các nhà văn, nhà thơ lúc trước. Ảnh hưởng phương Tây do đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo. Ngược lại, ông có khả năng thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn văn học và nghệ thuật: Thơ, Văn, Nhạc, Họa như ở các nước phương Tây.
Phan Huyền Thư: Thanh Tâm Tuyền du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua trường học Pháp thuộc như các nhà văn, nhà thơ lúc trước. Ảnh hưởng đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo, thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn văn học và nghệ thuật: Thơ, Văn, Nhạc, Họa như ở các nước phương Tây.
Đặng Tiến: Về nội dung chính yếu, chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ý thức thất bại. Thất bại của con người trước định mệnh nói chung, cụ thể là sự bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc. Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung là cố gắng vượt qua sự thất bại đó, biến nó thành nghệ thuật. Thanh Tâm Tuyền là người sâu sắc, uyên bác, tài hoa, nghiêm túc, tư cách và tiết tháo.
Trong bài Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền qua đời, Đặng Tiến cũng đã viết: Ông là một gương mẫu của trí thức giữa một thời đại nghiệt ngã, đầy những biến động tàn nhẫn.
Phan Huyền Thư: Chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ý thức thất bại. Thất bại của con người trước định mệnh nói chung, cụ thể là người bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc. Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung là cố gắng vượt qua sự thất bại đó, biến nó thành nghệ thuật. Thanh Tâm Tuyền có sự sâu sắc, tài hoa và nghiêm túc của trí thức - nhất là trí thức trẻ - giữa một thời đại nghiệt ngã, đầy những biến động tàn nhẫn.
Sau đó, để kết luận bài giới thiệu Thanh Tâm Tuyền, Phan Huyền Thư viết: “Từ khi sang Mỹ, ông không làm thơ nữa. Ông làm đúng như một câu ông nói năm 1975: Tôi là người làm thơ Việt Nam, tôi ở với xứ sở của tôi”. Tiếc thay, câu này lại là câu của Bùi Bảo Trúc. Trong bài tưởng niệm Thanh Tâm Tuyền, Bùi Bảo Trúc viết: “Từ khi sang Mỹ, ông không làm thơ nữa. Ông muốn làm đúng như một câu ông nói năm 1975: Tôi là người làm thơ Việt Nam, tôi ở xứ sở của tôi”.
(Trích theo Thanh Hà - GĐ&XH)
[/td][/tr]
Về Đầu Trang Go down
 
"Phan Huyền Thư đạo văn tới... 2 lần"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phan Huyền Thư đạo văn!
» Văn nghệ trẻ bao che tội đạo văn của ông Bền
» Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức
» Bài mở màn tại đây và tại TTVNOL

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đạo văn :: "Đạo" kiến thức :: Các vị khác-
Chuyển đến